Tớ ốm mấy ngày! Ấy vậy mà ngày nào mình cũng chờ cậu đến thăm, suốt cả ngày mình chỉ lủi thủi trong phòng bệnh không hiểu tại sao mình cứ nhìn chằm chằm vào cánh cửa và mình đang mong chờ điều gì nữa.
Cậu biết không? Chỉ còn vài ngày nữa là chúng ta bắt đầu hẹn hò rồi, thật ra mình không có ý muốn nói cậu phải chờ đâu, nhưng khi cậu bất ngờ ngỏ lời với mình thì không hiểu tại sao cổ họng mình đột nhiên không thể thốt thành lời, tất nhiên mình sẽ đồng ý chứ, tớ có thể cảm nhận rằng mình đang đỏ mặt, tớ run quá. Nhưng! Bây giờ mình nghĩ lại thì thấy cậu thật là ngố, ai đời lại đi tỏ tình với người ta chỗ bệnh viện chứ hả?
Cuối tuần! Vừa để cho mình có thể lấy được bình tĩnh và cũng là thời gian mình trừng phạt cậu.
… Bạn đang đọc truyện Thời học sinh oanh liệt tại nguồn: http://truyensextv.com/thoi-hoc-sinh-oanh-liet/
Ngày… tháng… năm…
Anh nói là thích em từ lâu rồi, anh nói là lần đầu tiên gặp em, nhưng mà lúc đó em đeo khẩu trang thì làm sao mà anh biết được trông em như thế nào mà thích. Thật ra em còn nhiều điều để chất vấn anh lắm! Nhưng dường như cả cuốn sổ này là không đủ anh à…
Hình như mỗi lần đứng trước em, sao anh ít nói vậy? Cả buổi trời mà chỉ có em hỏi và anh trả lời em thôi, thật ra em cũng không gây sức ép lên người cạnh mình đâu, anh không cần phải nghiêm túc như thế đâu, em thích ai thì em sẽ thích người ấy thôi!
Anh luôn thắc mắc và hỏi về gia đình em và anh luôn không hiểu tại sao em lại nổi giận mỗi khi anh đề cập đến, phải! Em có chị gái, nhưng anh à! Không biết là đã bao lâu rồi, em cũng chẳng thể nhớ nổi đã là bao nhiêu năm rồi nữa, em đã không gặp chị, anh hỏi em có giận không ư? Em giận lắm chứ, chị bỏ đi biệt tăm suốt nhiều năm mà không đến một lần nào quay về gặp em, em sắp quên mất giọng của chị rồi anh à! Tất cả hình ảnh của chị mà em còn lưu dữ cho tới bây giờ chỉ còn là những tấm ảnh cũ kỹ, nhiều lúc em tự cho là chị bận nên không thể về, nhưng! Ai mà lại có thể bận suốt tới cả một thời gian dài như vậy chứ? Giờ thì anh đã hiểu tại sao rồi phải không?
Em chưa biết nơi anh về như thế nào! Chỉ biết là rất xa nhưng anh nhớ giữ gìn sức khỏe và quay trở lại nhanh nhé! Thời tiết sài gòn nhiều hôm không mưa nhưng trời lúc nào cũng âm u, ngày nào ra đường em cũng đều phải mang hòng chiếc ô.
Nhi… cậu ấy khỏe lại rồi đó anh, cậu ấy giờ trông khác lắm anh à, hì Nguyên! Cậu ấy biết làm tóc đó, khi anh trở lại thì hẳn sẽ không nhận ra Nhi nữa đâu, tóc cậu ấy cắt ngang vai, nhìn đẹp mà còn hơi ngố lắm hì hì!!!
Nãy giờ! Em cũng không biết là mình đang nghĩ và viết linh ta linh tinh gì nữa rồi…
Về tới nhà, thay vì phải đón xe về thì chị lại chọn cách đi bộ, đôi khi chúng ta cũng phải sợ ngay cái nơi mà mình sinh ra và lớn lên.
– Nhưng! Dù chị Hằng có làm cách nào, không muốn về cũng phải về, đoạn đường ngày trước khi rời khỏi quê trống trải mà gồ ghề quá thể, nay đã trải đầy cỏ xanh và hoa cúc ven đường.
– Chị mệt không? Hay nghỉ tí nhé…
– Hè này chị có tính ở lại trường học hè không? Hay là về nhà…
– Hai chị em mình về đến khi nào rồi đi vậy chị?
– …
– Ờ thôi, chị không trả lời em cũng được! Nhưng, chị đừng có thừ người như bà điên như vậy có được không?
Tôi như người vô hình trước chị vậy, hỏi cũng chỉ à ừ qua loa rồi thôi. Tự nhiên nỗi buồn mang mác của chị bỗng chốc lây sang cả tôi, im lặng cho tới khi về…
Bọn trẻ trong làng ngày trước còn bồng bế nay đã thành lũ quỷ ranh quậy phá. Nhìn thấy hai chị em, chúng cứ lầm tưởng dân thành phố mới về thành ra cứ bám theo chúng tôi dai như đỉa vậy. Và cái sự học đại học nó là thế, cứ từ thành phố về là một số người ta nhìn khác liền…
Nhà chị cách nhà tôi là một khoảng vườn rộng.
Cảm giác ở xa có lẽ mới hiểu, nhà tôi vắng hoe, hình như là anh hai và mẹ đi làm mất rồi, từ ngày bố tôi mất thì anh tôi cũng đã kiếm một công việc mới để ổn định nguồn thu nhập.
Bước vào cổng nhà, hít thật sâu. Tôi cười bình yên nói vui trong đầu,”con về rồi đây”
Tiếng gà cục tác, lá vàng rơi theo gió xào xạc, nhà tôi đã được xây thêm phía sau hình như là nhà bếp. Mọi thứ gần như không có gì là đổi mới cả, mà chỉ có bản thân tôi, con người tôi đã khác và đổi thay đi rất nhiều, bề ngoài vẫn thế, chỉ là hơi gầy đi một chút.
Không ai ra đón tôi hết. Không phải vì mẹ bận mà là mẹ đang cắt tiết gà sau bếp.
Mẹ mải làm mà không biết rằng tôi đang đứng từ đằng sau cười tủm tỉm. Bất ngờ bị phát giác…
– Về rồi đó hả con! Lúc nãy bác cũng nói là nay con với cái hằng về. Thế mà mày không nói với mẹ một câu.
Bữa cơm đầy ắp tiếng cười vui của mẹ và anh hai, không ai nhắc đến chuyện cũ. Mẹ hỏi tôi rất nhiều. Từ cái ăn, viên thuốc, cho đến có bị ai bắt nạt không.
Vẻ mặt hạnh phúc cười phúc hậu của mẹ làm tôi không thấy vui mà chỉ chợt thấy chạnh lòng vì đó không phải là tính cách mà mẹ đã bộc lộ từ ngày mà tôi đi vắng.
Nhà tôi đã thuộc dạng nghèo, đã vậy nơi làng quê nhà nhà ở đây cũng không kém cạnh, nếu tỉnh mà có cấp sổ hộ nghèo thì có lẽ sẽ vất vả lắm. Ở độ tuổi 20 chẳng có gì trong tay ngoài vẫn phải ăn bám gia đình. Chẳng khác gì tôi 10 năm về trước, bước ra khỏi nhà là đồng lúa, ngó bên trái là lúa, bên phải, đối diện cũng là lúa, lúa xanh man mác xa thẳm như thể kéo dài tới tận đường chân trời vậy, cái nghèo vẫn cứ đeo bám lấy mãi riết không tha, dầm mưa dãi nắng, hầu như không mấy gì là thay đổi.
Bố tôi mất không lâu. Đã vậy mà hàng gạch vữa cạnh mộ mới xây chưa gì đã chi chít cỏ, nếu không nhận được cuộc điện thoại của chị thì chắc có lẽ tôi đã ngồi ở đây tới tối.
Ngày cưới là ngày mốt, tôi biết và người đi cạnh mình cũng biết rõ hơn tôi. Chị gọi tôi đi mà chẳng thèm nói gì. Tôi biết! Tôi chỉ là cái cớ để chị có thể ra khỏi nhà, có lẽ chị giận em gái mình và người thanh niên kia lắm. Cây dâu tằm giờ đã rất lớn, quả dâu ra chi chít đen nháy cả mảng, tôi cũng giống chị Hằng, rất thích ăn dâu và uống rượu làm từ dâu tằm, ai uống loại này rồi chắc cũng biết, hơi nồng nhẹ của hơi men, vị ngọt và đậm nhưng có lẽ là ngon hơn sting vạn lần.
– Hai chị em vắt vẻo trên cây suốt cả tiếng đồng hồ, tôi ăn không biết bao nhiêu là dâu kể cả những trái xanh lè xanh lét, mặt càu nhàu vì chua và cũng càu nhàu vì chị cứ im lặng không thèm để ý đến tôi.
Chuyến về quê lần này tôi cũng không muốn bước vào nhà chị một chút nào. Tôi cũng sợ khi phải đối diện với cô chị nhỏ và cái anh chàng kia lắm, mặc dù! Lần này tôi trở về một phần cũng vì chuyện này.
Bước sang ngày hôm sau, rạp được thuê về dựng, thảm đỏ, cổng hoa, người người làm việc ai cũng tranh thủ làm đúng nhiệm vụ của mình, mọi thứ mỗi lúc một rõ. Tôi thầm nhủ, chắc lần lần này đám cưới có lẽ sẽ rất lớn đây.
Không cần chị gọi, tôi… cũng trốn bỏ đi rủ chị tránh xa, tôi không hiểu, con gái gần như nơi tôi sống cứ đủ tuổi mà không có công việc là sẽ quy về lấy chồng hết, chị tôi cũng vậy! Học hết cấp ba, cả hai chị em tôi phải mất cả đêm để năn nỉ bác (tức bố của chị) mình cho chị Hằng tiếp tục con đường học vấn, bằng cách vẽ ra trăm ngàn con đường tương lai tiếp theo sẽ là những lời hứa như thể là một tờ giấy cam kết rằng chị không muốn lấy chồng sớm, chị cũng muốn được đi học, cũng muốn thành công, nói trắng ra chị học giỏi hơn tôi rất nhiều và rất nhiều. Nhưng! Có được ắt có mất. Chị không thể bỏ dở việc học mà lại nghĩ khuẩn đến chuyện về quê theo lời của ông lấy chồng được. Phải chăng ông bà ta luôn tâm niệm rằng! “Nuôi con gái chính là mảng đầu tư thất bại ngay từ khi còn trong bụng mẹ ư?”
– Chị hái gì vậy? (Tôi thắc mắc)
– Ừ chị hái rau muống, lá chua lát về cho mẹ chị làm canh đãi nhà trai đó mà em (giọng chị hiền lành)
Tim tôi như bị bóp nát vậy! Chị đi chơi mà vẫn không quên lời mẹ dặn, suy nghĩ lại bản thân thấy mình thật bất tài bất lực.
– Vậy hái rau xong! Rồi hai chị em mình đi câu cá he?
– Ừ hì! Đúng đó…
Mắt chị đượm buồn. Môi cười tíu tít…
Xin lỗi nhưng có lẽ cháp này tôi xin dành riêng cho bà chị yêu dấu của mình.
Chị Hằng rất thích câu cá, cứ mỗi ngày thứ bảy chủ nhật là chị lại bắt tôi đi câu, thời gian dường như không phải là vấn đề, ngày, sáng, đêm, tôi lại bắt gặp dáng vẻ mảnh mai của người con gái nhà bên, nhưng! Có một sự thật thú vị là chị câu cả dở hơn tôi và một điều hóm hỉnh hơn rằng… chị không biết bơi.
– Chị không biết bơi mà sao cứ thích đi câu đêm vậy? Bộ không sợ lọt bố nó xuống suối à?
Chị nguýt dài phản bác…
– Tao trên cạn, cứ thế mà kéo, dại gì mà lội xuống bùn chứ…
– Úi dời! Chị cứ chờ mà xem, rồi sẽ có ngày chị phải hối hận đấy…
– Ờ! Để chị chờ em không biết bơi thì chẳng lẽ lại không được đi câu…
Quả là tôi không cãi lại được chị, nhưng! Đúng là chị Hằng đã có khi nào sảy chân mà ngã xuống ao suối khi nào đâu.
Ngày hôm nay chúng tôi hoàn toàn trở lại là người nhà quê rồi. Chị bận áo bà ba nâu, tôi mặc quần đùi áo thun mỏng tay sách cần câu chị cầm mồi.
Suốt cả một ngày! Một câu chuyện một vấn đề, không phải cứ nói quên là dễ quên được, tình đầu khó phai nhưng nó luôn để lại cho người ta những rung động đầu đời. Chị quá nặng tình với người ta rồi, tôi chỉ mong cho thời gian trôi thật nhanh muốn chị rời khỏi nơi này, với lại! Tôi từng nghĩ, chị sẽ sống và hạnh phúc hơn nếu người mặc áo cưới ngày mai kia không phải là chị, yêu là một chuyện và cưới nhau sống lâu dài thì nó lại là một chuyện hoàn toàn khác. Không ai nói trước điều gì! Chỉ có thời gian mới trả lời được. Anh ta chắc gì đã là người tốt, cũng chắc gì là người một lòng, và cũng chắc gì sẽ đem lại hạnh phúc cho chị. Tôi đã mất niềm tin về người đó ngay từ khi biết chuyện hai người họ chia tay, nhưng! Dù sao thì… tôi cũng không mong những điều mà mình nghĩ nó sẽ thành sự thật. Hy vong anh ta sẽ đối tốt với chị nhỏ. Chúng ta chỉ là bậc con cháu…
Cố gắng cố gắng Bông đùa vẽ ra câu nói gì đó. Tôi muốn phá tan bầu không khi ảm đạm này.
– Chị này!
– Hở?
– Chị còn nhớ lúc còn đi tảo mộ các cụ không?
– Hả? Đi tảo mộ chị đi nhiều lần lắm, sao mà chị nhớ hết…
– Ề! Chị đang giả vờ không nhớ hay là quên thật đấy?
– Không! Chị không nhớ thật mà…
Tôi còn nhớ! Ngày đó chị đi tảo mộ cùng tôi rồi lỡ hậu đậu bỏ quên chìa khóa nhà ngoài nghĩa trang, vừa lười lại cộng thêm cái tính sợ ma của bả đã báo hại tôi phải gần 10 giờ đêm ra mộ tìm chìa khóa về, giờ cứ mỗi lần nghĩ lại là không thể nhịn được cười. Vẻ mặt hồn nhiên và buồn rười rượi của chị khiến tôi cũng chẳng buồn nói thêm, đúng là chị chẳng nhớ gì hết, chắc là trong đầu lúc này toàn là chuyện và hình ảnh của ngày mai. Chán thật! Tôi nuốt trọn câu vừa rồi. Chị dường như không muốn chịu hợp tác như những lần trước, mà chỉ thấy tôi toàn bị dẫn vào ngõ cụt.
– Ừ. Lát hai chị em mình đi bắt chuột đồng đi hề!
– Chỉ ăn là giỏi. Không hiểu con bé Bông nó quý em ở điểm nào nữa?
– Vì em hiền lành, em chung thủy, em… em… em không phải là người hai mặt. Khửa khửa…
– Vậy… vậy… vậy chị cũng giống em ở điểm đó. Tại sao chị lại không có được hạnh phúc như em…
– Chị cũng đâu phải là kẻ thay lòng đổi dạ…
Nói thật là cứ nhìn vẻ mặt của chị lúc này tôi thấy điên lắm. Về làm đéo gì không biết? Cũng như không! Không còn tình cảm thì quên quách đi cho rồi! Hà cớ gì cứ phải giữ lâu trong đầu để rồi gặp tôi để trút bầu tâm sự. Tôi hiểu và hiểu tất cả những gì mà chị đang nghĩ và đang nói. Nếu nó có khác thì bức tranh tâm trạng đó nó cũng chỉ được cách điệu và được chị vẽ nó đẹp và ảm đạm lên hơn mà thôi. Nói chung là tôi bất lực rồi, chẳng biết nói gì hết.
– EM ĐI VỀ TRƯỚC ĐÂY!
Máu dồn lên não! Tôi hậm hực bỏ về. Chân cứ đạp mạnh và hất tung những mỏm đất nhỏ lên xả cơn hỏa khí đang bừng bừng.
Mưa nhẹ hạt. Hơi nặng một chút cũng là lúc tôi về đến nhà, hôm nay nhà bác tôi nói qua dùng cơm. Nhìn thấy tôi ướt sũng…
– Trời! Đi đâu mà ướt hết vậy con?
– Dạ! Con ra suối câu cá mẹ!
– Ừ! Lát nữa con với anh hai qua nhà bác nhé…
– Dạ vâng! Thế con chờ mẹ qua cùng…
– Không! Mẹ không đi. Hai đứa mày qua là được rồi.
– Có cái gì đâu mà mẹ! Người trong nhả hết mà. Mẹ qua cho vui.
Mẹ tôi không nói gì. Có lẽ là mưa nặng hạt rơi lốp đốp trên mái nhà hay là mẹ tôi cố tình không nghe. Ánh mắt mẹ rầu rĩ nén hơi thở lặng thinh bước đi dưới nền đất nhão nhẹt. Không biết là giờ này chị đã về nhà chưa?
Cả thời gian đó. Tôi ngồi thơ thẩn trước cửa nhà nhìn mưa rơi lã tã qua từng kẽ lá mận, hoa mười giờ, hoa cúc, bầy gà con, nghĩ ngợi linh tinh trầm ngâm dưới cái bóng của mình. Sóng điện thoại ở đây sao yếu quá trời… ngay lúc mà mình cần người giúp đỡ. Chốc chốc lại lắc đầu cúi gầm cằm hẳn vào đầu gối, tôi khép nép co rúm lại vì lạnh.
– Nụ nè! Giá như… có em ở đây thì tốt biết mấy. Chỉ mới có hai ngày mà anh đã tưởng chừng cả thế kỷ vậy. Tự nhiên… anh cảm thấy nhớ em vô cùng.
… Bạn đang đọc truyện Thời học sinh oanh liệt tại nguồn: http://truyensextv.com/thoi-hoc-sinh-oanh-liet/
Không hiểu là trong thời gian tôi đi học, còn anh hai thì bận việc đến đầu tắt mặt tối mới về. Chỉ mình mẹ, không biết là ở nhà đã có chuyện gì.
Tối đó nhà bác tôi đầy ắp tiếng cười. Nhà trước là nơi các bác các chú và anh hai nói chuyện, còn phía sau là bếp những tiếng nói, tiếng dao chặt, mùi thức ăn. Không khí ấm áp…
Chị Hằng hãm trà mời khách, chị nhỏ thì tôi không thấy. Nhìn thấy tôi, chị cười…
– Thành đó hả em? Ngồi xuống chơi đi em! Bố chị đang tìm em kìa…
– À dạ vâng! Em biết rồi.
Không phải là con người hẹp hòi. Hình như là chị không giận tôi bỏ về chuyện lúc chiều, chỉ là tôi giận quá nên mới hành xử như thế. Gãi đầu lóng lóng mà không thể thốt ra một lời gì đó tự nhiên như mọi ngày với chị.
– Hì! Lát ở nhà chị ăn cơm nhé!
Ánh mắt chị vui. Môi chị tủm tỉm như giả tạo cố tỏ ra mình ổn vậy.
Bố chị hỏi tôi…
– Ranh con! Nghe cái hằng nó kể mày lên trên đó đánh nhau dữ lắm phải không?
Tôi rụt cổ chống đỡ…
– Uầy! Có đâu bác ơi…
– Không có sao chị mày kể?
– Ăc! Đúng là… cháu có đánh nhau nhưng mà…
Tôi đành nói ra sự thật nhưng cũng muốn bào chữa cho bản thân rằng mình làm vậy là không sai. Bác lớn giọng nửa chọc nửa nghiêm túc cắt ngang.
– Vậy là có! Đúng không? Mày giống y như bác hồi còn trẻ vậy…
– Dạ… vậy bác còn dạy thêm học trò nào nữa không ạ?
Tôi rụt rè hỏi vài câu cho qua chuyện. Bác nhấm trà nhăn mặt.
– Nhận cái thằng bố mày! Dạy mày võ gây tai hại chưa đủ hay sao mà kiếm thêm đứa khác hả…
Bác tôi năm đó cũng đã khoảng độ tuổi gần 60, sức khỏe cũng không còn như ngày trước, nhưng đổi lại cuộc sống bây giờ cũng khá nhàn hạ vì hiện tại đã có ông con trai (tức là cái anh mà tôi chép thơ ấy) hiện anh ấy có công việc rất ổn định, cứ mỗi tháng là anh ấy gửi tiền về chu cấp.
Nụ cười vẫn nở cho đến khi họ bên nội bên ngoại và gia đình nhà chồng cũng đã đầy đủ hết.
Người lớn uống rượu, trẻ con uống nước ngọt, hỏi thăm, tiếng trẻ con khóc, la inh ỏi, tiếng nói chuyện khàn khàn giọng chắc nảy to như mắng của mấy bác làm cho căn nhà đầy ắp tiếng cười.
Là sinh viên vẫn chưa đi làm nên tôi rất vui mừng khi được an phận ngồi giữa bầy con nít.
Có lẽ! Ngày hôm đó, sẽ chưa là bao giờ tôi của quá khứ lại nổi điên đến như vậy.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Thời học sinh oanh liệt |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Truyện teen |
Tình trạng | Update Phần 188 |
Ngày cập nhật | 20/10/2024 03:55 (GMT+7) |