– Sẻn Lưa sao hôm nay đến trường sớm thế? Cha mế đi lên rẫy rồi à?
Sẻn Lưa là học sinh lớp 2, cũng chính là lớp mà cô giáo Tố Quyên đứng. Nếu đúng tuổi thì Sẻn Lưa năm nay đã là học sinh lớp 5. Còn nhớ cách đây 2 năm, cô Thương và cô Tố Quyên mất cả tháng trời dầm dề trên bản Tái Khẻo mới vận động được gia đình cho Sẻn Lưa đi học. May mắn là Sẻn Lưa học ngoan, lại chăm chỉ nên không bỏ học buổi nào. Nhà Sẻn Lưa ở xa lắm, cách đây tận 3 quả núi, phải đi lòng vòng tính đường rừng gần 7 cây số. Để đến trường lúc 7 giờ sáng, Sẻn Lưa phải khởi hành lúc 5 giờ, khi con gà trống nhà trưởng bản cất tiếng gáy đầu tiên. Các cô động viên gia đình cho Sẻn Lưa ở lại trường, các cô nuôi, rồi cuối tuần về bản nhưng gia đình Sẻn Lưa không đồng ý, bắt phải về nhà để còn giúp việc.
Sẻn Lưa thở hồng hộc:
– Cái ông Lùng ở nhà của Sẻn Lưa nói là cái ông trời sắp nhả cái hạt mưa to xuống để cho cái cây lúa của cha mế được lớn lên. Sợ trời mưa làm ướt cái đường nên Sẻn Lưa đi sớm, sợ đi học muộn các cô giáo lại lo. Cha mế của Sẻn Lưa đã đi lên rẫy từ đêm hôm qua, còn đón cái hạt mưa xuống nữa chứ.
(Ông Lùng: Tên gọi chung của thầy cúng người dân tộc Mông)
Cô Tố Quyên bọc nilon vào cái túi đựng sách vở của Sẻn Lưa vừa nói:
– Giờ Sẻn Lưa bám vào dây thừng rồi lội qua sông đến trường nhé. Cô giáo Hoa và cô giáo Linh đã nấu xong cái nồi cháo nóng cho Sẻn Lưa ăn để ấm cái bụng rồi. Thế hôm nay Sẻn Lưa mang cái gì đến ăn trưa thế?
Sẻn Lưa thò tay vào túi quần, lấy ra một cái gì đó bọc một cái lá cây to:
– Sẻn Lưa mang cá khô. Ngon lắm.
Tố Quyên mím môi, cô biết cái gọi là “ngon lắm” của Sẻn Lưa là như thế nào. Đã có lần Tố Quyên thử ăn cá khô của Sẻn Lưa, nhưng chưa lần nào ăn được, nó mặn đến không thử tưởng tượng được, nếu như ăn sống muối hạt thì sẽ mặn nhưng vẫn còn ăn được, còn cá khô của Sẻn Lưa thì còn mặn hơn thế, giống như là vị mặn được tích tụ từ hàng trăm năm. Hơn thế nữa, nó cứng, cứng giống như là vỏ cây vậy. Ấy vậy mà Sẻn Lưa mỗi bữa trưa đều mang theo một con cá to bằng hai ngón tay để thêm vị cho cơm trắng của các cô giáo.
Chả nói được gì, Tố Quyên dắt Sẻn Lưa ra đến mép suối. Nếu là những đứa bé hơn, độ lớp 1 lớp 2 thì các cô giáo hoặc các chú bộ đội sẽ cùng lội qua suối, nhưng Sẻn Lưa lớn rồi, có thể tự đi. Nước cũng chảy không siết, chỉ là hơi sâu một chút so với ngày thường mà thôi.
Sẻn Lưa một tay cầm túi đựng sách vở, một tay bám vào sợi dây thừng, mò mẫm, từng bước chân trần đặt lên các hòn đá dưới lòng sông. Lội, lội. Bì bõm, bì bõm. Ở bên tả suối Nậm Cha. Tố Quyên, Bích Thảo, Hạ Vy chăm chú dõi theo từng bước đi của em.
Ở bên hữu suối Nậm Cha, phía trường Pa Thăm, cô Thương, cô Quỳnh Anh, cô Thu Huyền, cô Quỳnh Anh chờ đón em. Ở tại trường Pa Thăm, cô Như Hoa, cô Khánh Linh đang hì hục khênh nồi cháo hành hoa từ bếp củi ra đặt giữa sân, chờ Sẻn Lưa tới là có cái ăn ngay, bởi… Nó đói lắm rồi.
… Bạn đang đọc truyện Tà áo nơi biên cương tại nguồn: http://truyensextv.com/ta-ao-noi-bien-cuong/
Cứ thế, từng bước chân cứ bì bõm sau khi băng rừng thì lội qua suối đến trường. Em Sỉn Cha, em Khẻo Khự, em Thào Lua, em Giàng Sình, em Mùa… từng em, từng em bọc cặp sách hoặc đội cặp sách lên trên đầu lội qua dòng Nậm Cha dưới sự bảo vệ và chở che của các cô giáo Pa Thăm.
Những tốp đầu lội suối thì nước Nậm Cha mới ngập đến đầu gối cô Tố Quyên, nhưng đến đoạn sau này thì nước cứ chầm chậm dâng lên, đến tận bẹn đùi rồi. Lội đến bên này sông, cô Tố Quyên lấy tay làm loa gọi với sang:
– Chị Thương ơi!!! Nước lên cao lắm rồi. Làm thế nào bây giờ?
Cô Thương khuôn mặt lo lắng nhìn dòng Nậm Cha, lại nhìn về phía con đường đất ngoằn ngoèo hướng ra biên giới, vẫn không thấy bóng dáng của bộ đội đâu cả. Cũng phải thôi, cô vừa mới gọi cách đây nửa tiếng, các anh có nhanh thì cũng phải nửa tiếng nữa mới đến nơi:
Cô quay sang hỏi Thu Huyền:
– Còn nhiều học sinh không?
Thu Huyền chắc là thống kê liên tục nên lập tức đưa ra câu trả lời:
– Còn khoảng chục bạn nữa chị ạ. Em thấy lo lo chị ạ. Chị nhìn kìa, nước suối đục ngầu…
Cô Thương cũng thấy thế, mắt cô nhìn về phía thượng nguồn Nậm Cha, nước có cao lên, đục hơn nhưng vẫn hiền hòa chảy. Lại nhìn về phía bờ bên kia, thấy hai đứa một lớn một nhỏ cõng nhau từ rừng đi ra bờ suối. Cô nhận ra ngay đó là chị em Mẩy Mưa. Trường hợp Mẩy Mưa cũng gần giống với Sẻn Lưa phải vận động mãi gia đình mới cho đi học, nhưng với điều kiện là phải cho em đi cùng vì ở nhà không có ai trông. Bích Thảo là người vận động, hôm vận động thành công thì phát sinh chuyện với Khoa ở giữa rừng.
Ở bên kia suối. Bích Thảo thấy chị em Mẩy Mưa run lẩy bẩy đến mép suối. Trên lưng Mẩy Mưa, A Lứ chưa đến 2 tuổi ngủ lặt, đầu nó ngoặt sang một bên. Cũng may có dây vải quấn chặt nó từ chân lên tới tận vai vào người Mẩy Mưa. Theo chị đi học từ sáng sớm, nó vẫn ngủ cũng phải thôi.
Bích Thảo xót xa cho sự vất vả của Mẩy Mưa. Mẩy Mưa năm nay 7 tuổi, đang học lớp 1. Vừa học tiếng Kinh vừa học chữ Kinh, khó khăn là thế nhưng Mẩy Mưa chăm lắm, ngoan lắm. Từ hồi được đi học chưa nghỉ buổi nào. Trời có mưa to đến mấy cũng quấn áo mưa đến trường, địu em đến lớp. Mẩy Mưa có khiếu về vẽ, chưa viết thạo, chưa đọc thạo nhưng những bức tranh của Mẩy Mưa rất có hồn. Em thường vẽ rừng, vẽ cây, vẽ hoa, vẽ bầu trời, vẽ đám mây, vẽ cả dòng Suối Nậm Cha – Nậm Mế, hai con suối không có điểm bắt đầu lượn qua chân núi rồi lại gặp nhau. Bức vẽ này, các cô giáo vẫn treo ở trên vách đất của phòng học.
– Mẩy Mưa có mệt không?
Mẩy Mưa lắc đầu, khuôn mặt em nhăn nhó vì đói về mệt nhưng ánh mắt to tròn trong veo:
– Mẩy Mưa không mệt. Mẩy Mưa và A Lứ sắp được ăn bát cháo nóng của các cô giáo làm ấm cái bụng rồi.
Bích Thảo thương xót gật đầu:
– Ừ, cái bát cháo nóng đang chờ Mẩy Mưa và A Lứ ở trường, bây giờ Mẩy Mưa đưa em cho cô giáo bế, còn Mẩy Mưa thì bám vào cái dây thừng để lội qua suối.
Đối với trẻ em vùng cao, chuyện lội suối băng rừng là chuyện tất lẽ dĩ ngẫu, là chuyện mà các em làm hàng ngày. Đến đến được đây, buổi sáng nay, Mẩy Mưa đã phải lội qua không biết bao con suối, chỉ là nó không to như dòng suối Nậm Cha này mà thôi.
Khéo léo tháo dây buộc em, Mẩy Mưa chuyền A Lứ sang cho cô Bích Thảo bế, còn mình thì đi trước, lội bì bọp suối suối, tay bám vào dây thừng.
Cô Bích Thảo một tay ôm chặt A Lứ, để đầu nó tựa vào vai mình, một tay còn lại bám vào dây thừng, lội sau Mẩy Mưa khoảng dăm bước chân.
Ở trên bờ, Tố Quyên và Hạ Vy lo lắng nhìn cô trò lội nước. Hạ Vy nói ở sau lưng:
– Mẩy Mưa nhớ bám chặt vào dây thừng.
Ở phía bên kia, cô Thương lại lấy tay làm loa:
– Cẩn thận đấy. Nốt Mẩy Mưa thôi, còn lại thì chờ bộ đội.
Từng bước đi.
Một bước.
Hai bước.
Đã lội được cách bờ năm mét rồi. Mẩy Mưa quay lại nhìn cô Bích Thảo, mỉm cười, hàm răng trắng xóa tỏa ánh sáng lung linh, đôi mắt to tròn trong veo như viên pha lê:
– Cảm ơn cô giáo Bích Thảo. Nhờ có cô mà Mẩy Mưa được đến trường, được học cái chữ, được vẽ cái tranh. Lại còn được ăn cháo hành nóng, được ăn cái hạt cơm trắng không độn củ chuối.
Sao tự nhiên Mẩy Mưa lại nói như vậy nhỉ, linh tính như báo cho Bích Thảo biết có chuyện gì đó chẳng lành, nhưng cô không thể nghĩ được điểm không lành là ở đâu. Mẩy Mưa chăm chỉ nhưng cũng ít nói, từ khi đi học, chỉ có ánh mắt biết cảm ơn, cái miệng Mẩy Mưa chưa nói thế bao giờ. Sốc lại A Lứ, cô Bích Thảo rảo bước chân dưới lòng suối, cố gắng đuổi kịp Mẩy Mưa nhưng khoảng cách càng ngày xa. Mẩy Mưa quen lội suối, nước ngập đến ngang ngực vẫn không cản bước của em. Mùa mưa này, chuyện học sinh đến trường quần áo ướt hết là chuyện thường, các em có để một bộ khác ở trường, ướt thì thay rồi lại phơi lên chờ khô rồi mặc vào. Có đứa còn chẳng thèm thay, cứ chạy vòng vòng quanh sân trường, áo hơi se se lại ẩm ẩm là được.
Thu Huyền nhìn Mẩy Mưa, rồi nhìn về thượng nguồn Nậm Cha. Bỗng khuôn mặt Thu Huyền cau lại, cô lấy tay che trước trán để nhìn cho kỹ hơn, ở xa về phía thượng nguồn, hình như nước suối Nậm Cha đang cuồn cuộn. Cô lắp bắp đập tay vào người chị Thương:
– Chị… chị Thương… chị… Thương… nhìn… kìa…
Cô Thương nhìn theo hướng tay chỉ của Thu Huyền. Kinh nghiệm hơn 20 năm của cô ở dẻo đất vùng cao này báo cho cô biết có một chuyện kinh khủng sắp xảy ra. Cô hét lên thất thanh, cô không cần dùng tay làm loa nhưng tiếng cô vang xa khắp đất trời, vọng tới tận những bản làng xa xôi, vọng tới tận đồn biên phòng Nậm Hẻo, vọng lên cả trường Pa Thăm làm cô giáo Như Hoa và cô giáo Khánh Linh dừng tay múc cháo cho học sinh. Tiếng cô thét lên:
– LŨ QUÉT!!! TRỜI ƠI… NHANH LÊN!!! MẨY MƯA NHANH LÊN! BÍCH THẢO NHANH LÊN!!!
Tất cả như đứng tim vì tiếng thét của cô giáo Thương.
Mẩy Mưa dừng lại ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì. Nước đã ngập đến cổ em. Chỉ còn lại cái đầu và cánh tay bám vào dây thừng.
Bích Thảo ngừng bước chân, chưa kịp phân tích tiếng thét của chị Thương. Cô ghì chặt A Lứ vào ngực mình. Bàn tay còn lại bám thật chặt vào sợi dây thừng tạo nên vết hằn ửng đỏ trong lòng bàn tay.
Hạ Vy, Tố Quyên ở bên kia bờ thất thần nhìn về phía thượng nguồn Nậm Cha. Nước đục ngầu, cuồn cuộn cuốn theo đủ các loại cây đang đổ ập về phía này.
Hạ Vy thoáng định thần rồi cũng hét theo:
– NHANH LÊN. LỘI NHANH LÊN MẨY MƯA. CHỊ BÍCH THẢO LỘI NHANH LÊN. LŨ SẮP VỀ ĐẾN ĐÂY RỒI.
Thu Huyền nối tiếp chị Thương, hét ầm lên:
– NHANH LÊN. CÒN ĐỨNG ĐẤY LÀM GÌ. LŨ VỀ RỒI. NHANH LÊN.
Khoa đang ở trên lưng chừng cây táu già, cậu cố tình trèo lên cao để chụp được góc máy đẹp, cố gắng miêu tả hết những vất vả của học sinh vùng cao khi mùa lũ đến. Nghe tiếng mẹ hét nhưng không kịp trèo xuống vì sự việc xảy ra quá nhanh.
Cô giáo Thương không nói 2 lời, cô nhảy ùm xuống suối, bám vào sợi dây thừng, đứng một chỗ, xòe tay về phía Mẩy Mưa ở phía trước, giờ Mẩy Mưa đã ở giữa suối, nước ngập đến cổ. Cô Thương nhẹ nhàng, giọng cô ấm áp như một người mẹ, ánh mắt cô tràn ngập cổ vũ:
– Mẩy Mưa, con đừng sợ! Bám vào dây thật chặt rồi bước về phía cô. Cố lên nào con. Có cô ở đây rồi.
Bàn tay bé nhỏ như búp măng rừng mới nhú của Mây Mưa bám chặt vào sợi dây thừng. Cô bé nhìn vào mắt của của cô giáo Thương, lại nhoẻn cười tươi tắn:
– Mẩy Mưa không sợ.
Em bước đi, từng bước. Từng bước.
Ở trên bờ, các cô giáo Pa Thăm, trong đó có cả cô Khánh Linh và cô Như Hoa, sau khi nghe tiếng thét của cô Thương thì đã kịp chạy xuống bờ suối. Tim đập thình thịch vì tình huống trước mắt, gọi là lũ quét vì nó ập đến cực nhanh, tốc độ còn nhanh hơn cả một cơn gió. Giờ đây chính là thời khắc sinh tử của Mẩy Mưa, của Bích Thảo và A Lứ, 3 người đang còn ở dưới suối. Tính thêm cả cô Thương nữa có tất cả 4 người đang đối mặt với con lũ quét vùng cao.
Trời mưa, mưa cũng nhanh như lũ quét, vài ba hạt mưa nhỏ dội xuống cả một vùng rừng xanh thăm thẳm rồi tiếp nối là những hạt mưa to như những hạt ngô trồng trên rẫy. Thi nhau đổ ập xuống.
Tất cả mọi người có mặt ở bên dòng suối này đều ướt sũng, ướt như chuột lột nhưng nào có ai quan tâm. Tất cả suy nghĩ, ánh mắt và sự lo lắng đều dành cho những người dưới suối.
Bích Thảo cố gắng bước thật nhanh. Cô không quên trên ngực mình còn có một sinh linh bé nhỏ. A Lứ như cảm nhận thấy điều gì, có thể là nước mưa làm ướt mặt, có thể là thấy chân mình bị ướt vì quẹt xuống nước, A Lứ đảo mắt nhìn quanh, nó chỉ nhớ là đêm qua nó ngủ cùng chị Mẩy Mưa ở nhà sàn, giờ mở mắt đã thấy mình ở giữa suối nước, người bế mình là ai nó không biết, nó chỉ biết người này rất quen thuộc, đã bế ẵm nó nhiều lần. Nó nhớ, ngoài chị Mẩy Mưa hay bế nó thì còn có người này.
– A Lứ ngoan, A Lứ ôm chặt vào cổ cô này. Cô sẽ đưa A Lứ đi ăn bát cháo nóng bỏng cái mồm nhé.
Bích Thảo thấy A Lứ đã tỉnh, đầu dựng thẳng liền nhẹ giọng động viên. Vừa nói cô cũng không quên phải bước. Chỉ có bước thật nhanh, vượt qua dòng suối này mới an toàn được.
Mọi sự nói thì lâu nhưng thực tế lại diễn ra tính bằng giây đồng hồ.
Cô Thương cố với tay ra phía trước, Mẩy Mưa chỉ còn cách vòng tay cô khoảng 2 mét nữa mà thôi. Cô nhìn về phía bên trái, phía thượng nguồn Nậm Cha. Cô mím chặt môi vì không nước lũ đã ở ngay trong tầm mắt, nó hung dữ như con Sư Tử trong rừng sâu đang vồ mồi. Mà con mồi chính là Mẩy Mưa, chính là Bích Thảo, là A Lứ, và chính là cô.
Khi Mẩy Mưa còn cách cô khoảng 1m, Bích Thảo ở ngay phía sau thì cũng là lúc cô Thương hét lên, vì cô biết, không còn kịp nữa rồi. Con “Sư Tử” đã giơ móng vuốt lên vồ mồi, nước lũ ập đến mang theo nước đục ngầu và cơ man nào là các cành cây to nhỏ. Mọi thứ mặc cho số trời, cho thần Rừng, thần Núi, cho ma nhà, ma rừng:
– ĐỪNG BƯỚC NỮA! BÁM CHẶT VÀO DÂY THỪNG!!!
Tiếng cô Thương lạc đi, cô dùng hết sức bình sinh, dùng tất cả sức mạnh của một người phụ nữ, dùng hết sức mạnh của một cô giáo vùng cao lăn lộn với núi rừng để hét lên tiếng cuối cùng. Và chính cô, cũng không thể vương hai tay về phía trước để đón Mẩy Mưa, cô cũng phải dùng 2 tay bám chặt vào sợi dây thừng để giữ cho mình không bị lũ cuốn đi. Cô cố níu giữ mạng sống của mình, bởi cô biết, phía sau lưng cô, cuộc đời cô sẽ còn biết bao nhiêu em nhỏ chờ cô cõng chữ lên cho. Cô chết thì bọn trẻ sẽ ra sao? Một mệnh lệnh của trái tim hằn lên trong đầu cô giữa giờ phút này: PHẢI SỐNG!
Cô Thương ghì thật chặt sợi dây thừng, mắt cô mở thật to, nhìn về phía trước, nhìn về phía Mẩy Mưa, nhìn về Bích Thảo và A Lứ.
NƯỚC ẬP VÀO!
NHÒA ĐI!
Cô Thương trước khi không thể nhìn thấy gì vì bị chìm trong nước, cô chỉ loáng thoáng thấy một bóng người nhỏ bé, bé xíu như cây chuối non trong rừng già rộng lớn, bị cuốn đi.
– “MẨY MƯA ƠI!!!”.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Tà áo nơi biên cương |
Tác giả | Cu Zũng |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Truyện người lớn, Truyện sex cô giáo, Truyện sex hay, Truyện sex phá trinh |
Tình trạng | Truyện đã hoàn thành |
Ngày cập nhật | 19/12/2022 06:38 (GMT+7) |