Mỗi lần ngã là một lần bớt dại. Ai nên khôn mà chả dại ngàn lần.
Tôi cũng đã có một thời như thế. Hung hăng hiếu chiến luôn muốn chứng tỏ mình hơn người khác và cũng có những bài học tím tái cả người theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng.
Thằng Tưởng ve không còn chơi với bất kỳ một đứa trẻ con nào trong xóm. Đến lúc nó lớn lên cũng vậy. Nó chỉ lủi thủi một mình chứ nhất định không chơi không tham gia bất kỳ hoạt động nào của bọn trẻ xóm trại. Nó toàn chơi bọn trẻ ở xóm ngoài. Chắc nó cạch mặt bọn tôi.
Trong số đám trẻ nhếch nhác và nghịch ngợm là chúng tôi thì thằng Tưởng lại là thằng chỉn chu, sạch sẽ cười tươi. Đẹp zai hơn bọn tôi. Đó là điểm thứ nhất. Cạnh mắt nó trước đây bị một cái nhọt ung rất to. Sau khi khỏi thành một vết sẹo rất rõ kéo cái đuôi mắt bên phải của nó hơi lệch đi. Nhưng khi cười nó hơi nhăn lại trông lại khá duyên. Người ta gọi thế là bị ve. Nó khá hiền lành và ít tham gia vào những trò nghịch phá của chúng tôi. Ít bị đánh mắng hơn. Đó là điểm thứ hai. Học hành thì nó chăm chỉ thôi kiểu cần cù bù thông minh. Nó có anh chị làm việc ở thành phố hay mua cho đồ chơi đẹp. Như cái máy bay sắt tây có buộc dây vào một bên cánh. Cầm dây quay vòng tròn máy bay sẽ bay vòng quay người. Cánh quạt kêu vù vù. Thích lắm.
Hay cái tàu thủy nhỏ xinh. Đút cục xà phòng vào đuôi tàu thả xuống nước. Sức dãn của cục xà phòng tạo lực đẩy cho cái tàu chạy được trên mặt ao rộng. Đến những chỗ vướng bèo hay bè muống chỉ cần lấy que dài chỉnh đầu tàu, là nó lại chuyển hướng chạy tiếp. Thú lắm. Bọn tôi thì chỉ có đồ chơi tự chế. Chả có mấy thứ đẹp đẽ ấy. Nhưng thằng này hóm và cũng sợ bọn tôi phá hỏng đồ chơi nên chả cho bọn tôi chơi chung bao giờ. Chỉ để chúng tôi nhìn từ xa cho thèm. Đó là điểm thứ ba. Nên nó không thân lắm với bọn trẻ chúng tôi dù cùng xóm.
Đêm liên hoan văn nghệ Tổng kết hoạt động hè của xã. Nó được chọn hát đơn ca và chúng tôi phải múa phụ họa. Hát bài hát về Kim Đồng. Có đoạn. Hờn căm bao lũ tham tàn phát xít. Tiến bước ra đi Kim Đồng lên chiến khu.
Nói thật là thằng Tưởng ve hát không hay bằng mấy đứa tôi. Nhưng nó được đường hình. Sáng sủa sạch sẽ không đen nhẻm, gầy nhẳng, mắt lơ mày láo như chúng tôi. Nhưng được giải thưởng thằng này ôm sạch. Hình như là cả túi kẹo mà không chia cho anh em. Dù chúng tôi phải đi chặt tre vân làm cần câu, đan giỏ. Mượn quần Áo. Chặt cành lá bôi nhọ nồi vào mặt làm quân giặc làm hoạt cảnh phụ họa. Chạy trên sân khấu. Công kênh nó, để nó đứng lên vai. Bài hát mới được giải cao chứ nó hát quá bình thường. Nó lại có chị con bác ruột làm bí thư đoàn xã. Trưởng ban giám khảo nên mới được nhất. Chứ như chúng tôi chấm chỉ xứng đáng giải ba. Vậy mà nó ôm sạch không nỡ chia anh em cái nào.
Thế là tối hôm sau. Đội tổ chức liên hoan ở nhà cu Toản chúng tôi chuẩn bị rượu để uống. Có cả mấy anh chị đoàn Viên thanh niên tổ chức cho. Toàn ranh con gần như lần đầu uống rượu nhưng bố nào cũng ra vẻ. Ta đây uống được, đã từng uống nhiều lần. Nhưng đúng là rượu vào nó làm bộc lộ đúng chất con người. Ai huyên hoang, ai điềm tĩnh, ai thích nổ, chém nó sẽ bộc lộ ra. Thằng Tưởng ve khoe về nó nhiều thứ. Khoe về cái giải thưởng. Làm bọn tôi nghe chối lắm. Toàn ranh con uống rượu lại ở nhà cu Toản. Chủ nhà và người lớn đã di tản hết nhường chỗ cho đám trẻ liên hoan. Không có ai kiểm soát. Thế là Tưởng ve khoe thì chúc mừng thôi. Thế là nốc ừng ực với nhau. Say gật gù một lũ. Thằng Tưởng ve bắt đầu chém phần phật. Ngày nào tao chả uống với bố tao. Chúng mày chỉ tí đã đỏ mặt với say. Uống thi với tao đây này. Nó vỗ ngực bồm bộp.
Mà mấy thằng say thật. Lảo đảo ra gốc sung cạnh bờ ao nôn ồng ộc. Như máy bơm vọt thẳng xuống cầu ao. Rồi vật vờ quay lại. Mặt như lá chuối héo bảo uống nữa không là trợn mắt lắc đầu như sài lắc. Còn lại mấy đứa toàn đứa ghét thằng Tưởng. Khổ thế đúng là trẻ con. Chơi với nhau còn ghét nhau thế. Biêng biêng mờ mờ rồi nhưng vẫn chúc nhau như người lớn. Cả cái can rượu nhà cu San mới nấu tầm hai mươi lít mà bọn trẻ mút sâu ra phết. Thằng Luân có ý cho thằng Tưởng ve say hẳn. Nó hô.
– Các hảo hán Lương sơn bạc hãy uống rượu bằng bát. Cho giống như truyện Thủy Hử.
Kinh zồi. Kinh zồi. Lũ trẻ hơn chục tuổi đầu uống rượu bằng bát thì kinh rồi. Và say là đương nhiên. Thằng Tưởng ve vẫn sĩ diện cố gắng uống theo. Tôi cũng lì uống theo. Khi đã say thì rượu hay nước mắm, nước ngọt cũng như nhau. Chả phân biệt được. Chỉ biết là thằng Tưởng say đổ vật ra. Nó nôn. Nằm ngửa nôn. Thức ăn từ miệng nó đùn ra như cụ Hinh thở khói thuốc Lào đặc. Cứ từ từ đùn ra chảy sang bên cạnh miệng. Nó như chết lâm sàng. Không còn biết gì nữa. Còn tôi cũng say đầu nặng chì, chân nhẹ tếch. Trần nhà cứ nghiêng và đảo lộn. Chân bước xuống đất bằng mà bước như hẫng xuống hố. Nó chòng chành, nghiêng ngả. Không thể điều khiển được. Đầu thì gật nhói từng cơn đau. Cố lết được đến giường. Nằm ngửa thôi mà thấy mái nhà lúc nó quay, lúc nó nghiêng. Người lúc hẫng ở mông lúc nặng ở vai. Rồi lịm đi. Mất hẳn một đoạn ký ức trong bộ nhớ. Như bị xóa dữ liệu ấy.
Đến sáng hôm sau vẫn còn bị nôn và nằm bẹp như chó cúm. Không cho được cái gì vào người. Uống nước cũng nôn vọt ra. Đi vệ sinh thì như cực hình. Đầu như bị vòng kim cô xiết. Buốt nhói. Giật đùng đùng. Cảm giác mạch máu đập nó cũng gây đau. Chỉ nghe kể là thằng Tưởng ve phải đi bệnh viện. Bị nôn tắc thở thì phải. Nó còn ốm sau trận ấy cả tuần trời. Không biết bố mẹ nó cấm hay nó ghét bọn tôi mà nó không chơi với bọn tôi nữa. Đến tận khi nó lấy vợ nó mời mọi người thì mọi chuyện mới bình thường. Bây giờ có dịp ngồi với nhau. Giờ lớn hết cả rồi. Nó vẫn chửi bọn tôi Vụ cho nó say gần chết. Rồi cười ầm ĩ một lũ với nhau. Không như thế lấy gì mà nhớ. Lấy gì ra mà kể. Phải không tuổi thơ?
… Bạn đang đọc truyện Mùi vị quê hương tại nguồn: http://truyensextv.com/mui-vi-que-huong-full/
Những ngày hồi đầu đổi mới. Học sinh chỉ học nửa buổi. Còn nửa buổi chả học thêm học nếm gì hết. Thả sức mà chơi. Giáo Viên cũng phải làm đủ việc để cuộc sống bớt khó khăn. Tăng gia trồng rau quả. Hoa màu ở vườn nhà trường. Có người xoay xở bán buôn. Tối về mới soạn bài, chấm bài. Đội con giáo Viên thì học về phải đi nhặt lá, nhặt củi để làm đồ thổi cơm. Nhà giáo Viên không có ruộng không có đống rơm to đùng để làm đồ nấu cơm. Mà phải đi xin cắt rạ. Nhặt lá bạch đàn, quét lá tre, nứa và tất cả các loại lá khô có thể cháy được để đun nấu. Cứ cắp cái rổ len lỏi đi qua các vườn của nhà và quanh xóm để nhặt lá, kiếm củi.
Thú thật cũng có lúc bí. Kiểu. Kiếm củi thì phải rút rào. Đi mót thì có bông vào bông ra. Lá bạch đàn như có chất dầu ấy bắt cháy rất nhanh, cháy ào ào, nổ lép bép nhưng tỏa ít nhiệt lượng. Không có than đượm. Lá tre khô cháy vừa đủ nhưng nhiều khói. Lá chuối khô cháy lom da lom dom. Lá xoài cháy cũng chả đượm nhanh tàn. Thua rơm hết, rơm cháy đều, ít khói lại tụ than. Tắt cái ghé miệng thổi là bùng lên ngay. Không phải thổi đến ù tai, hoa mắt như mấy loại lá kia. Có nhiều khi các cô chú bạn bè của bố mẹ đến nhà tôi chơi với một bao quà to đùng, theo đúng nghĩa đen. Đó là một bao rơm to vàng óng. Và thế là được mấy ngày nấu cơm có rơm để ủ vần cơm chín vừa thơm ngon và có cả cháy vàng rộm, vừa giòn vừa bùi để ăn. Vào những mùa mưa dầm gió bấc đồ lá để nấu cơm bị ẩm phải thổi phồng cả má, ù cả tai mà vẫn khói mù mịt, mắt cay xè vì khói. Mặt mũi lọ lem, hì hục mãi chưa nấu được nồi cơm. Thì mẹ tôi mới cho phép dùng đến đống rơm dự trữ.
Đống rơm của cô chú bác quanh nhà giúp cho và của cả những phụ huynh học sinh góp cho. Nên đống rơm nhà tôi nó bé thôi nhưng tình nghĩa thì to lắm. Có một khoảng trong đống rơm ấy là rơm nếp để làm nem rơm vào dịp Tết. Nói thế để các bạn hiểu cái đống rơm ấy nó quý đến thế nào. Bố tôi làm hẳn một lớp mái bằng tấm cót ép cũ với lá chuối để bảo vệ đống rơm. Mỗi lần dùng là một lần phải xin phép. Được duyệt mới được dùng. Ví dụ như kho cá rô đồng cần rơm và trấu ủ. Hoặc những đợt mưa kéo dài không lấy được củi lá để đun. Mới được ra rút rơm về đun nấu. Sau này nhà chú ba cho nhà tôi nửa suất trâu và hai sào rưỡi ruộng thì mới có đống rơm to to hơn chút. Và cuộc sống mới dễ chịu hơn. Chân đống rơm nằm ngay dưới gốc bưởi rất to và mát. Nên cũng là chỗ mà chúng tôi tụ tập nghĩ đủ trò để chơi.
Một chiều cả lũ tụ tập ở chân đống rơm bày trò chơi đám ma. Một con cóc sau khi bị nhét thuốc Lào vào miệng cho ho khù khụ và đủ trò nghịch ngợm, hành hạ của lũ trẻ nữa thì nó lăn ra chết. Thế là chúng tôi phân công đứa đào huyệt, đứa làm cỗ, đứa tổ chức tang lễ. Chúng tôi làm kèn lá dừa lấy vung nồi làm thanh la, lấy trống trung thu ra tổ chức đám ma. Đủ cả nhập quan, thanh la ba hồi chín tiếng, trống phách kèn đầy đủ. Chuyển cữu, điếu văn. Cả ca kèn hờ khóc. Cứ nhè tên thím Hia ra mà réo.
Thím ơi… Bây giờ đêm đã khuya rồi. Cháu không khóc nữa hờ hờ cháu nhờ kèn khóc thay. Hờ thím ơi…
Rồi soạn cỗ. Có mía giò, khoai luộc bánh đa nướng. Cỗ bàn xong thì bày trò nung gạch để xây mộ. Thế là ra bờ ao móc đất sét lấy vỏ bao diêm làm khuôn hì hục đóng gạch. Vào lò xếp gạch còn ướt nhoe nhoét vào nung. Càng nung gạch chả cứng lại được mà chỉ thấy khói mù mịt. Tốn bao nhiêu là rơm, củi. Hì hục đến tận xẩm tối thì bị bu cái Liễu réo về.
– Chết ở đâu rồi mà chưa vác mặt về. Có về mà hốc không con giời đánh kia?
Thế là cả lũ ba chân bốn cẳng tan vội. Tôi cũng vọt vào nhà tắm rửa. Được một lát thì thấy tiếng mẹ tôi thất thanh.
– Ối làng nước ơi. Cháy…
Đống rơm nhà tôi cháy rồi. Cứu với.
Tôi vẫn còn xà phòng dính trên người nhưng thấy lạnh toát. Thôi xong. Cái lò gạch để sát đống rơm. Lúc vội về chả đứa nào dập cả giờ nó bén vào đống rơm rồi. Xỏ vội cái quần chạy ra thì thấy mấy anh mấy chú xách bồ cào với thùng chạy sang. Nhưng chả chữa kịp. Đống rơm đã bắt cháy ngùn ngụt bồ cào có bổ vào kéo xuống cũng chả ăn thua. Nước té vào như trẻ con đái vào. Lửa bốc ngùn ngụt lên cả cả bưởi làm cành lá nổ lốp đốp. Cành lá bưởi vật vã mềm nhũn ra vì hơi nóng bốc lên ngùn ngụt. Có cả mùi thơm thơm của cành lá bưởi. Mọi người xúm xít kéo dọn mấy thứ ra xa đống rơm còn chịu chết không chữa được. Một lúc sau cả cái đống rơm vàng ấy chỉ còn một đám tro đen bốc khói âm ỉ, lồ lộ tố cáo ra cái lò gạch của chúng tôi. Lần này thì gạch ướt cũng được nung nỏ trắng tinh. Mấy chục Viên gạch khuôn vỏ bao diêm khô trắng. Nằm ngay ngắn cạnh đống rơm đã cháy sạch sẽ. Nên chú ba nhanh chóng kết luận.
– Cái lò này làm đống rơm cháy rồi.
Ôi một trong những lần thiếu tinh thần gây hậu quả nghiêm trọng của tôi. Nhưng lần ấy. Thay vì ăn đòn thì bố giảng cho tôi một bài về công tác phòng cháy. Về thiệt hại của thủy, hoả, đạo tặc. Nên khi trưởng thành tôi rất chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy. Đi đâu vào chỗ lạ. Là quan sát chỗ thoát hiểm nhanh nhất và cả những vấn đề liên quan đến phòng cháy. Vụ cháy đống rơm đã là bài học theo tôi đến hết cuộc đời.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Mùi vị quê hương |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện nonSEX |
Phân loại | Tâm sự bạn đọc, Truyện teen |
Tình trạng | Chưa xác định |
Ngày cập nhật | 17/11/2020 11:39 (GMT+7) |