Truyện sex ở trang web truyensex.moe tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, tất cả truyện sex ở đây đều chứa nội dung người lớn, nghiêm cấm trẻ em dưới 18 tuổi.
Trang web truyensextv.com là trang web dự phòng của website truyensex.moe, truyện ở đây update muộn hơn so với truyensex.moe tầm một ngày.

Truyện sex » Truyện nonSEX » Mảnh đất lắm người nhiều ma

Mảnh đất lắm người nhiều ma - Tác giả Nguyễn Khắc Trường

Website chuyển qua tên miền mới là: truyensex.moe, các bạn nhớ tên miền mới để tiện truy cập nhé!

Phần 1

Không dè cái đói giáp hạt này lại có đủ móng vuốt nhảy xổ vào cả xóm Giếng Chùa, xóm vẫn quen đứng đầu về cái sang cái giàu toàn xã. Nơi đây nếu tính từ phía bắc xuống, là địa danh cuối cùng của đất trung du. Có đủ sông ngòi đồi sim: Ruộng lúa. Làng vẫn còn khung cổng tiên cổng hậu như hai ụ súng ở đầu bắc và đầu nam. Những phiến đất nung màu gan gà vừa to vừa dày ốp khít vào nhau, chắc đến đập không vỡ. Con đường chính giữa làng dài một cây số được lát bằng gạch vồ mua từ dưới Hương Canh – Vĩnh Phúc, mà lát nghiêng, nên bây giờ vẫn chắc khừ. Có số gạch lát đường này là bởi ngay xưa làng có lệ mỗi đám cưới phái nộp 200 viên. Trai làng lấy gái làng nộp 200 thế tức là môi bên có một trăm viên thôi. Nhưng nếu trai gái làng đi lấy vợ chồng ở đồng đất khác, thì gia đinh cứ cũng phải chồng đủ 200 viên. Thế mới biết ngay một làng nhỏ như cái mắt muỗi, người ta cũng không khuyến khích xuất dương, không thích mở cửa ra ngoài! Làng còn quy định những người đỗ đạt từ tú tài trở lên được nhận chức từ lý trưởng trở lên, và cả thành phân này nữa, ấy là những cô theo cách gọi nôm na là hoang thai cũng phải nộp 200 viên gạch vồ. Thành thử đường làng được lát bằng những niềm vui hạnh phúc, sự kiêu hãnh, chức danh và được lát bằng cả nỗi khổ đau ê chề của những mảnh đời.

Nếu ví cả xã là cái bánh, là bông hoa, thì Giếng Chùa là cái nhân đường cái nhị mật: Nghĩa là nơi có lề thói nhất, cái sang và cả cái gàn của Giếng Chùa cũng là nhất xã, ở đây liên tục có những người đỗ đạt và nhưng người có địa vị chức sắc, dù chỉ là chức sắc ở xã, nhưng cũng lại thường xuyên có một hai anh chàng chày cối, đến mức dù thời nào thì những gã xắng cá này cũng như sống ngoài vòng pháp luật! Từ lâu số nhà ngói ở đây vẫn đứng đầu toàn vùng, mà lại chơi cầu kỳ lợp toàn ngói ta, nhỏ và đều tăm tắp như vảy rồng… Trông rêu phong và cổ kính.

Ấy thế mà vố này cũng đói vàng mắt! Nhiều nhà nấu cháo phải độn thêm rau tập tàng. Nhiều nhà luộc chuối xanh chấm nuối. Đến cả bà Đồ Ngật, người vẫn quen ăn trắng mặc trơn, phiên chợ nào cũng xách làn mây đi mua hôm thì chân giò lợn ỉ, hôm thì, cá chép cả con còn giãy đành đạch.

Giờ cạn vốn, liền sáng chế ra bánh mạt ngô, thứ ngô trước đây chỉ dùng chưn gà, để ăn trừ bữa. Còn ông Quản Ngư, người được cả làng khen là chí lớn gan to, nước lã mà vã nên hồ. Bởi trong lúc khối anh có của nhưng chỉ ru rú bám váy vợ ở xó nhà, thì ông Quản với hai bàn tay trắng đã từng chu du đến nửa vòng trái đất. Hết Tân đảo, Tân – gia – ba, rồi mò mẫm sang đến cả đất tây từ thời còn bóng tối.

Khi về ông đã diện oách một bộ đồ dạ màu đất sét từ chân tới đầu. Quần dạ, áo dạ đính cúc đồng, mũ dạ tròn như cái nồi đồng úp ngược, lại thêm đôi giày săng đá, giữa mùa đông mà cũng trông bức đến phát sốt? Rồi lại thêm bộ răng vàng sáng choé cả mồm! Nói cái gì ông cũng độn thêm tiếng Tây, lưỡi cứng đá ngược lên tận mái ngói, đến quăng cả mồm miệng!

Và mặc dù ông vẫn ở với bà vợ yếm trắng, răng đen, khăn mỏ quạ và vẫn chẳng có chức sắc, chẳng đỗ đạt gì, nhưng ông Quản cũng có quà mừng của kẻ hồi hương là biếu làng 200 viên gạch vồ Hưng Ký, viên nào viên ấy cứ vuông bằn bặn như những cái gối đầu, chín đỏ lìm lịm. Khối người còn rỉ tai là ông có của chìm nữa. Hỏi ông chỉ cười tủm tỉm loe loé ánh vàng! Bộ dạng rõ là coi tiền bạc chẳng ra gì, hãi thế!

Nhưng giờ thì toé loe ra. Đám thanh niên hay thóc mách vừa cười sùng sục, vừa kể là có đến gần tháng nay bố con Quản Ngư đóng eửa ăn cháo cám, rồi làm bánh đồ cách thuỷ cho lạ miệng, nhưng nguyên liệu cũng vẫn là cám. Vì là người lịch sự ghét kêu rên, nên ông Quản không muốn người khác nhìn thấy sự khốn cùng của mình. Tưởng kín, nhưng ông quàn lại hớ không biết cám có chất kết dính rất cao, ăn mà không độn thêm rau là sẽ táo bón kịch liệt. Vì thế thằng con út gần mười tuổi của ông đã kêu la oai oái vì răn đến vã mồ hôi hột mà vẫn không sao đi được? Bà Quản đã qui tiên vài năm nay, nên cuối cùng đích thân ông Quản bảo thằng cu ôm vào gốc khế, chổng mông lên để ông lấy que… đào…

– Có thật không? Hay lại chỉ mách qué, chúng mày thì cái gì cũng nhăn nhở cười được.

Mấy người già không tin, mắng l thì anh chàng ở cạnh nhà ông Quản liền vừa tả tỷ mỉ cái pha bi hài kịch kia, vừa làm cả động tác của bố con ông Quản, khiến mấy ông già cũng cười đến trơ cả lợi? Cái cười lúc đói cũng không ra tiềng, lại bóp bóp cho héo quắt cả mặt, trông mà nẫu ruột! Keo vật giáp hạt này sẽ vần cho dân làng đến mê tơi dây!

Những nhà thường xuyên túng bấn thì bây giờ đứt bữa hẳn. Nôi niêu lúc nào cũng há miệng rỗng, nhãn như đâu bụt!

Những mặt người hao gầy, nhớn nhác hớt hải cứ tưởng như vội vã đi đâu nhưng kỳ thực chẳng có gì hết, cứ ra vào quanh quẩn với cái bụng đói èo èo! Đường làng đầy rác rưởi và phân trâu phân hò. Đàn nhặng xanh bay đứng yên tại chỗ như những cái dấu chấm đen giữa thinh không dọc lối đi.

Nắng đầu hạ đã lên một lúc lâu mà làng xóm vẫn còn trễ nải như còn gà gật. Gió thổi vu vơ trên những lùm tre vàng xác, càng khiến những ngõ làng trống vắng đến ngẩn ngơ.

Trong chiếc lều thủng vách nứa ở ngã ba đầu làng, nắng chiếu qua lớp cỏ tranh đã ải, thủng lỗ rỗ. Nắng tướp khắp lên chỗ lão Quềnh nằm. Tren chiếc võng tre ọp ẹp không mùng màn, lão Quềnh nằm duỗi dài thành một đống. Lão thì không sợ muỗi ruồi, vì da lão dày lắm. Người lão to sù sì, tính nết ngơ ngơ ngác ngác như ngỗng lạc đàn, đi đứng cứ dềnh dàng thồn thộn.

Bộ nhớ và trí khôn của lão thì dại như thế này: Vắt chiếc áo, vắt khăn mặt lên vai, nhưng lại loay hoay cả giờ đi tìm khăn tìm áo. Ngày hợp tác còn ăn nên làm ra, nên tình thương và sự ưu đãi đã với tới tất cả nhưng hoàn cảnh khốn khó, từ bà già cô quả không chồng không con, bỗng chốc có một lô cháu chắt, ấy là bà được ra làm ở nhà giữ trẻ, nơi đã có mấy cô bảo mẫu óng á trông mềm như bún, nhưng đám con trại lại gọi họ là các cô nuôi dạy hổ! Còn lão Quềnh hữu dũng vô mưu, chỉ quen làm thuê làm tớ, thì ban chủ nhiệm hợp tác xã cho Quềnh được làm chủ, mà làm chủ tập thể hẳn hoi. Ấy là lão được đưa ra trại trâu, chăn dắt một tập thể 50 con trâu. Chiều tối lão cưỡi con trâu mộng to nhất lùa cả đàn về. Đếm bày trâu đi trước có 49 con, thế là lão hoảng hốt lên. Lùa trâu vào chuồng cả con mộng lão cưỡi cũng vào nốt, cài toang xong, lão chạy bổ đi tìm con thứ 50! Đến đêm người ở trại đốt đuốc đi tìm lão nói rằng đủ 50 con trong chuồng rồi. Lão về đếm thấy đủ thật, nhưng trong đầu vẫn không hiểu được con thứ năm mươi chui ở đâu ra!

Lão Quềnh ra đời như để hứng chịu tất cả những sự ngờ nghệch khờ khạo cho dân Giếng Chùa. Đất làng này nghe nói từ khi khai thiên lập địa, thầy địa lý đă bảo là ở vào cái thế có vượng nhưng nghịch, cho nên từ xửa xưa đã có Câu ca: Ai may được ngọc Giếng Chùa. Rủi ai núi Bụt thả bùa ma trêu…

Vậy thì từ thời còn chùa và còn chiếc giếng làng to bằng gian nhà kê đá ong trước cửa tam quan đã ai bắt được ngọc ở đấy chưa? Chịu! Với lại dù có được thì người ta cũng ỉm đi thôi, chứ ai dại gì mà khoe mình vớ được của! Bằng mời trộm đến nhà! Còn ma núi ông Bụt, vì quả đồi ở đầu làng có dáng một ông bụt ngồi, thì nghe đồn thật nhiều chuyện.

Những người già ở đây kể rằng núi ông Bụt ngày xưa rậm um tùm: Những cây cột đình chật một vòng tay ôm là chặt từ đấy. Trong núi có hố, báo, vượn trắng, trăn gió, rắn đầu vuông có mào đỏ chon chót như mào gà, và đặc biệt là nhiều ma? Nhiều người quả quyết mình đã gặp ma núi ông Bụt. Mấy bà hàng xáo hay đi chợ sớm, bảo có lần đến gần núi ông Bụt thấy một người đàn ông đi trước mình chỉ chừng mươi bước chân dáng đi lại ve vẩy như đàn bà trông chậm mà không tài nào theo kịp. Gọi mãi người ấy mới quay lại, thì thấy mặt trắng như nặn bằng phấn, miệng bỗng nhe ra cười khanh khách, cười liền một hơi không dứt, hơi phả ra lạnh toát.

Chớp mắt một cái, người đàn ông biến mất. Phiên chợ ấy mấy bà hàng xáo vốn đành hanh mà thành ra lú lẫn cả. Người thì bán một lại cân hai, người thì giao gạo mà quên nhận tiền, thật là đổ của xuống sông. Ma trêu đấy! Một ông đi đánh trúm lươn thì bảo lúc sẩm tối, ông đang thả trúm ở đầm dưới chân núi, bỗng nghe tiếng ru con lơ lửng phía trên đầu rừng, ngửng lên thì thấy chót vót trên cành si một người đàn bà tóc xoã phủ kín mắt, tay ôm cái bọc trắng toát vừa nhún cành si rung tít như đưa vong, vừa ru nỉ non như than như oán. Hôm sau ông đi đổ trúm, thấy trong ống toàn rắn nước!

Ngày ấy có một chàng trai tuổi mới mười bảy, nhưng lớn phổng phao như đã thanh niên. Mặt mũi thô vụng thật thà. Bỗng một dạo cứ ăn cơm tối xong là chú chàng biến đi đâu chừng giã xong một cối gạo mới về. Hỏi, cu cậu chỉ ậm ừ con đi đàng này rồi lảng ngay. Cha mẹ sinh nghi. Hay thằng này đã tự kiếm được món nào? Trò đời trai tơ mới lớn thì không say gì bằng say gái.

Chỉ có gái thì chú mày mới chăm lỉnh như thế. Một tối, khi cậu vừa đi, ông bố liền lẳng lặng bám theo, thì thấy chú xăm xăm đi tắt qua cánh đồng. Tới gốc gai đầu núi ông Bụt, bỗng một tiếng hỏi rất thanh, như reo từ trong nhưng chùm rễ rùm roà như một cái ô dưới gốc si già. Rồi tiếng một người con gái thì thầm, không rõ cô ả nói gì, cứ dấp da dấp dính ra điều vui lắm.

Phía sau ông bố nén cười, đã bảo mà! Cứ tưởng cậu cả khù khờ, thế mà khá? Con hơn cha là nhà có phúc! Nhưng con bé nào mà tiếng chua chua nghe lạ thế nhỉ? Ông bố còn đang dùng dằng nửa muốn tò mò nghe chuyện, nửa muốn bỏ về, thì đôi tình nhân dìu nhau từ trong gốc si đi ra. Và, tức thì một đàn đom đóm bỗng từ đâu túa dậy con nào con ấy to khác thường.

Chúng cùng chớp cánh một lúc, khiến cả khoảng không sáng rực lên như thắp đèn. Trong quầng sáng quái đản đó, ông bố đã nhìn thấy một người con gái trắng lôm lốp từ chân tới đầu. Tóc rất dài, buông xoã, khiến khuôn mặt lấp vào trong mờ ảo không sao nhìn rõ được. Chân đi nhẹ như lướt. Ông bố chớp mắt, định thần để nhìn cho rõ, thì thấy người con gái kia chỉ là một cái bóng trắng, một hình người chứ không phải người.

Cái hình người ấy đi tựa vào vai con trai ông. Đang chập chờn ở bên trái, chớp mắt một cái, lại thấy cái bóng đi bên phải cậu cả, và rất nhanh đã hiện rõ ìô lộ một người đàn bà đẹp như tiên sa. Cậu cả bước thập thỏm như một người mê, mặt mũi cũng hoàn toàn như người trong mộng. Bầy đom đóm cứ chao lượn theo hai bóng người. Ông bố đứng vùng dậy, thét lên: Ma! Thì một tiếng kêu cũng vỡ ra, nghe sắc lạnh như đập một cái bình sứ. Trời đất tối sầm lại. Ông bố lảo đảo, rồi người cứ mê thiếp đi.

Rồi bố con ông về được tới nhà bằng cách nào? Ông không sao hiểu nôi. Vì khi tỉnh dậy ông đã thấy mình nằm ở giữa nhà, xung quanh đèn nến hương khói nghi ngút. Ông thầy cúng mặc áo đỏ, đội mũ giấy, vừa gõ chập cheng, miệng vừa đọc lầm rầm. Tay cầm roi dâu, đó là roi trị tà của thầy cúng, quất vun vút vào không khí. Hôm sau ông dứt cơn, khỏi.

Còn cậu cả thì vẫn li bì. Đang nằm thiêm thiếp, cậu bỗng vùng dậy, tay đưa lên bới tóc, kiểu bới tóc của đàn bà, rồi khóc như mưa như gió. Vừa khóc vừa kể lể ai oán, rằng người ta cướp chồng của tôi, đầy đoạ tôi ở gốc si sương gió một thân một mình. Đang lâm li sướt mướt, lại bỗng rú lên cười sằng sặc, tiếng cứ lảnh vót lên, sắc như lưới dao cạo vào tinh nứa! Cười đến đâu hai bàn tay cứ chéo vào nhau đen đét đến đấy. Rầm rĩ một hồi, rồi cậu bỗng ngã kềnh ra, mặt quay vào tường, lịm phắc như tắt thở!

Thầy phải cúng liên tiếp ba đêm bảy ngày để xin lại hồn vía cho cậu cả. Ngày cuối cùng phải thửa một hình nhân cao lớn bằng đúng cậu cả, sắp một cỗ xôi và một con gà trống chưa đạp mái. Buổi tối mang ra gốc si tạ. Hình nhân thì hoá vàng còn mâm có thì để lại. Khi ra về thầy cúng còn đóng một cái bùa đựng trong ống nứa xuống đất, tức là yểm đề ma mất đường theo. Đêm ấy người ta nghe thấy tiếng khóc tỉ tê trong những chùm rễ si. Sáng ra nhìn cỗ xôi con gà vẫn còn nguyên, nhưng nhớt nhát có mùi tanh. Xôi gà mà lại tinh ma vày đấy! Còn đom đóm thì chết dày quanh gốc si như một sự tuẫn tiết, vun được một đống con nào con nấy to bằng đầu đũa.

Cậu cả ốm một trận thập tử nhất sinh rồi khỏi. Nhưng từ đấy cậu cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn, lúc nhớ lúc quên. Hỏi đâu cũng không được vợ. Cả những cô sứt môi lồi rốn cũng không dám lấy, vì sợ ma vẫn ám trong người cậu. Ông bố nghe có người xui: Suốt mùa hè năm ấy cứ đi rình để bắt con chim cuốc thất tình. Họ bảo có những con chim cuốc bị người ta đánh bẫy mất bạn tình, buồn, nó không ăn không uống, tìm một chỗ khuất lói đứng kêu xà xã cho đến chết. Câu nói ra rả như cuốc kêu chính là chỉ những con cuốc đơn côi này. Mà thật kỳ lạ, bao giờ nó cũng đứng một cành nhó để những ngón chân quắp chặt vào cây. Khi hết hơi chết, nó lộn đầu trở xuống, treo lủng lẳng. Mới hay giống sinh vật nào đã dám chết vì tình cũng đều chọn một tư thế hiên ngang đến rùng rợn! Cũng như ở sông nước có những con cá sấu bị lẻ đôi, nó đã tìm nơi có cành cây mọc là ra mặt nước, rồi nhảy ngược từ dưới nước lên, táp đuôi ngoắc cứng vào cành cây. Cứ thế nó treo mình thẳng đứng như một dấu chấm than giữa trời và nước cho đến chết! Nhưng trường hợp này hiếm lắm, vì cá sấu là giống tham ăn – Đã xấu lại còn tham! Mà phàm giống gì cũng vậy, đã tham ăn thì hay sợ chết!

Lại nói những con cuốc chết vì tình. Người ta bảo xương của nó làm bùa yêu rất nghiệm. Đốt lên thành than, nhúng một tí vào nước cho đối tượng uống, thế là cứ theo không? Ông bố quyết cứu vớt cái cung thê cho cậu cả bằng con đường bùa mê thuốc lú này. Tối nào ông cũng lần mò đi nghe cuốc kêu. Mặt mũi nhớn nhác như người đã hoá dở! Thế rồi chưa tìm thấy con cuốc tử vì tình thì chính ông đã tử!

Ông chết nhẹ như đùa! Đêm nằm ngủ thế rồi ông không dậy nữa! Từ đấy gia cảnh sa sút nhanh. Cậu cả dùng cái sức cơ bắp của mình đi làm thuê làm mướn kiếm ăn. Làm như trâu nhưng chẳng biết mà cả vòi vĩnh, vì thế ai có việc gì cũng mướn cậu, và ai cũng có quyền đùa bỡn cậu. Ngay cả cái tên Quỳnh đẹp đẽ của cậu người ta cũng biến báo đi thành Quềnh – Cậu Quềnh, anh Quềnh và bây giờ xế bóng là lão Quềnh…

Có thật tiểu sử lão Quềnh như thế không? Hay chỉ là giai thoại người ta dựng lên để tăng phần linh thiêng cho núi ông Bụt? Nhưng đấy là núi ông Bụt ngày xưa. Chứ bây giờ núi ông Bụt đã bị phạt trụi lấy gỗ làm củi, bị đào bới để tìm đá ong, lấy đất sét nung gạch, thì không ai còn gặp ma quỷ đâu nữa. Thời buổi táo tợn đến ma quỷ giọi tàng hình cũng hết chỗ trú.

Thế thì ma quỷ đi đâu? Hay ma quỷ đã bị người trần cắt hộ khẩu? Mấy anh trợn trạo đã cười cười một cách láu cá hỏi ông thầy cúng mà ở đây vẫn gọi là cô thống Biệu như vậy. Biếu là tên cúng cơm, còn cô thống là một từ chung để chỉ những người làm nghề cúng bái. Mới hay nghề nghiệp nào cũng có tướng mạo riêng của nó. Đã là thầy cúng, thầy mo, thì cái cần đầu tiên là phải có dáng đồng cô bóng cậu.

Đi đứng ẽo ợt, nói giọng kim râu ria chả có và cái ăn cái uống cũng như đàn bà con gái hơn là giống đám mày râu. Nghĩa là cô thống Biệu mỗi bữa chỉ uống một chén rượu, sợ ớt sợ tỏi, ưa của chua hơn là ưa cay ưa chát. Năm nay đã gần chín mươi tuổi, non một thế kỷ đã đi qua cái dáng mảnh mai của cô. Với bộ mặt nhọn như mặt chim, nước da mai mái, cả mép cả cầm nhẵn thín không một sợi râu, nên nhìn cô không thể nào đoán được tuổi.

Răng cô cũng nhỏ như răng phụ nữ, và vẫn chắc. Ăn trầu thuốc cứ đen nhức, môi cắn chỉ. Cô đi thõng thà thõng thượt, nhưng cô cũng có con đàn cháu đống hẳn hoi. Thì ra cô vừa giỏi việc âm vừa tài việc dương! Nghe mấy anh chàng mặt sùi trứng cá, vừa cười nham nhở, vừa hỏi về ma núi ông Bụt bị người trần cắt hộ khẩu. Cô thống Biệu đã giương cặp mắt bạc phếch, trông chỉ rặt lòng trắng, tưởng như mắt cô đang toả ra một làn sương khói, và cô đã nói với cái giọng thanh thảnh thế này:

– Đừng tưởng đất này đã hết ma. Ma còn đang đẻ sinh đôi sinh ba nữa cơ đấy! Các vị có nhớ hôm trước hợp tác họp để đòi chia ruộng khoán không? Cứ như cuộc chọi gà, chọi trâu ngày xưa! Chả ai chịu nhả miếng nào. Cả làng có mỗi xứ Đồng Chùa là thượng đẳng điền, thì từ ông cán bộ đến bà xã viên, ai cũng muốn vơ giật về mình. Có đời thuở nào anh em ruột cũng cãi nhau, tranh nhau đất hương hoả ngay ở đấy. Vợ chồng ông Tý Hỏi mới kinh, bỏ nhau mỗi người một niêu, hợp tác giao ruộng, ai cũng tranh thửa tốt. Vợ chồng thách nhau giữa làng: Mày mà làm ông phá. Mấy là đòi ruộng cũ không được thì bù lu bù loa lên, cứ nhao nhao như chào mào ăn dom! Xưa nay người ta chỉ sợ người chết chứ ai sợ người sống? Có đúng không hở? Chỉ sợ ma chứ ai sợ người. Có phải không hở? Thế mà hôm ấy tôi đi nhận ruộng hộ con cháu, thấy hốt quá Nhìn chả thấy người đâu, toàn ma. Những thân người sống ngồi đấy mà mà cấm còn nhận ra ai nữa.

Càng nhìn càng thấy đúng là những ụ mối, những bao bì dựng ngược, cái cao cái thấp lố nhìn đây nhà! Những con ma tham, ma ác từ đấy chui ra, con nào cùng lành chanh lành chói mồm năm miệng mười, chả còn bùa đâu mà yểm cho xuể! Đấy, các người đừng có vội tí toé, ma nó vẫn ngủ gà ngủ gật ngay trong lòng các người!

Lão Quềnh bỗng thức giấc. Cái đói thúc lão dậy, lão dụi cặp mắt đờ đẫn, dỏng bộ tai to nhưng mong dính: Mỏng đến độ nhìn thấu qua được. Những người sính xem tướng bảo cái tai thỏ ấy dù có cắm vào cái đầu con cáo thì cũng vẫn là đồ bỏ, vẫn tứ thời kiết xác. Lão lắng nghe. Đúng là có tiếng trống phát dẫn từ trong làng. Anh nào lại chết đây! Giữa lúc này không biết chết no hay chết đói. Suốt hai ngày nay lão chỉ độc nắm ngô, rang lên nhai, rồi uống thật nhiều nước vào mà vẫn không lấp được cái khoảng trống quá lớn trong bụng lão, vì sức ăn của lão nói như người ác khẩu là như hùm đổ đó!

Lão quay sang khe hở của phên liếp, nhìn về phía khu nhà uỷ ban xã. Cả một dãy nhà ngói bên ấy cửa đóng im ỉm như mồm thằng câm! Có đến hơn tuần nay các ông bên ấy không đánh chén, khiến lão mất chỗ dựa! Đã hơn năm nay lão sống dựa vào những bữa rượu kia. Đều đặn tuần nào cũng vài ba cuộc. Không uỷ ban thi Đảng uỷ, rồi ban quản lý hợp tác xã, rồi các đoàn thể.

Hội họp lu bù Các ông ấy càng hội họp nhiều thì lão Quềnh càng thích! Vì động họp là động thớt. Cái mẹo ấy là của tay Tám lé thợ cạo, chủ cái quán này. Người ta gọi là Tám lé vì mắt hắn hiếng lệch đi như xe sang vành, nhìn cứ xiên xiên. Có lần đánh kéo Tám đã xiên cả một mảng da đầu của khách. Suốt ngày được sửa gáy vít đầu thiên hạ: Mà Tám vẫn không đủ vắt mũi đút miệng.

Người đã như con hạc thờ, lại một vợ bốn con, quanh năm hết giật tạm lại vay nóng. Vì nợ hợp tác xã nhiều quá, vợ chồng Tám lại phải xung phong đi kinh tế mới trên huyện miền núi để dược xí xoá (ở đây có lệ thế). Trước hôm đi, đến uỷ ban lấy giấy. Vừa ra đến đây thì Tám lé gặp lão Quềnh đi đào ao thuê. Tám liền kéo Quềnh vào cái lều này, rút trong túi ra mót cút cổ rụt, chuyền tay nhau tu. Đang lúc đói, rượu dẫn nhanh như điện. Đến khi dốc ngược cái cút, thì cả hội cùng lâng lâng từ đầu đến tận gan bàn chân. Tám liền bá vai Quềnh, đôi chân cò hương với cái đầu gối củ lạc nhún nhảy, cái giọng kim eo éo được tắm rượu đã thành nghề ngà: Anh Quềnh rằng này anh Quềnh ơi, ngồi nghe ta nói cách ăn chơi.

Tưởng say nhưng hắn xui khôn đáo để. Ở người nghiện, rượu là một thứ động cơ, phát động được cả sức lực và trí tuệ. Tám bảo Quềnh bỏ phứt cái túp lều ở trong xóm. Nằm cạnh nhà người em là lão Quàng không những chiếm hết cái khôn cái ngoan, mà còn chiếm hết cả ao cả vườn, chỉ xí lại cho Quềnh một góc ớm nắng ven vẻn chừng dăm cái nong.

Vợ chồng Quàng trước cũng túng, bóc ngắn cắn dài, nhưng dăm bảy năm nay, kể từ ngày Quàng được giữ chân quỹ tín dụng của hợp tác xã thì đã nhấm khá dần lên. Nhưng có khá mấy thì vợ chồng Quàng vẫn tham và kiệt, chỉ khi nào có những việc thổ mộc nặng nhọc thì vợ chồng Quàng mới nhớ đến ông anh Quềnh. Vậy thì ra đây, cạnh mặt đường này ai có công có việc đến nhờ cũng tiện.

Tám lé tặng lại cả chiếc chõng tre và chiếc ghế bố, dụng cụ giúp Tám cạo râu ngoáy tai cho thiên hạ để kiếm gạo. Nhưng điều quan trọng là từ đây nhìn xéo sang nhà uỷ ban rõ mồn một. Hễ bên ấy động đũa động bát là đây biết ngay. Muốn ăn thì lăn vào bếp. Mà có lăn vào thì cũng là ăn của dân của xã chứ chẳng phải của mấy ông. Nhưng dẫu vậy – Tám dặn Quềnh cũng phải biết phận.

Thấy động thớt là đi cổng sau, vào nhà dưới. Thì đi đường nào mà tới được mâm chả tốt! Cái cổng sau ấy, cái bếp ấy nhiều phen đã cứu Tám những bàn thua trông thấy! Giờ lão Quềnh tiếp thu cái vị trí lợi hại này, đúng là lão bóng được nhiều bữa nhờn môi. Có hôm lại thủ được cả lưng chai rượu về uống ngâm nga suốt đêm. Thế mà đã hơn tuần nay không thấy bên ấy họp hành gì!

Hay họ lại kéo nhau ra quán bà Lợi béo có cái mông lồng bàn ở trên chợ kia. Quán ấy trước chỉ bán thuốc, bán nước nhi nhằng. Mới đây đổi sang quán ăn. Trước cửa treo lủng lẳng chân giò và những con gà luộc tứa mớ vàng nhóng nhánh. Gian bếp đằng sau lúc nào cũng khói um tùm, thơm inh. Thôi đúng rồi, họ đã dời mâm lên ấy rồi. Để khỏi phái khua dao thớt, vừa tiện vừa kín, tránh được mồm được mắt thiên hạ. Thế thì nguy cho lão Quềnh này quá! Mấy ông đúng là uống nước cả cặn?

Lão Quềnh vừa quảy người ngồi dậy, lại thêm mấy chiếc nan tre gãy roàn roạt, thì bên ngoài bỗng có tiếng gọi láo pháo:

– Đi uống rượu đám ma đi ông Quềnh!
– Bây giờ còn ngủ hả ông Quềnh? Hay đêm qua có bà nào trú nhờ trong ấy!

Vừa dứt lời một đám thanh niên tuổi những những đã ùa vào đầy căn lều. Đám trai làng đang tuổi ăn tuổi lớn như những chú nghé tơ, chân tay khềnh khoảng chưa định hình, nhưng da thịt trông óp quá, mặt mũi thô gầy góc cạnh. Cái thiếu, cái đói hiện lên từ ánh mắt mệt mỏi đến nước da mai mái và cặp môi khô tông tốc! Được cái vẫn tếu. Chúng tìm điếu, rồi thản nhiên bẻ phệnh vách làm đóm, kéo thuốc lào. Cái điếu cạn nước kêu nghìn nghịt như người hen tắc cổ. Anh chàng mặt sần sùi trứng cá, vô bồm bộp vào miệng điếu, giọng khảo khảo trong khói thuốc:

– Điếu điếc gì mà khô rông rốc như hang chuột ruộng cạn. Mấy hôm nay bố ngót diều lắm hử? Thì đi đào huyệt với cánh này thì sẽ có cơm rượu tử tế. Cụ cố nhà họ Vũ đã tịch thì không phải chuyện đùa. Ông Phúc đã trữ lợn to hàng năm nay rồi.

Lão Quềnh vớ cái áo bộ đội tàu tàu cứng như mo nang vẫn cuộn làm gối, đưa lên lau mặt, rồi vừa ngáp vừa nói ề à:

– Thảo nào có tiếng trống phát dẫn từ bảnh mắt. Hoá ra ông cố Đại chết à? Sướng thế sao lại chết? Mà ông cố vẫn ở bên nhà Quý chứ.

Đám thanh niên cười hô hố:

Đúng là trí nhớ ông Quềnh! Thế hôm trước ông ăn xôi ăn chuối mừng thượng thọ cụ cố ở nhà ai? Nhà ông Phúc hay nhà Quý?

Lão Quềnh ờ ờ như sực nhớ. Đám thâm niên rít thuốc xong lôi kéo lão đi, nhưng lão trằn lại. Đám trai tráng này được chủ nhiệm hợp tác xã gọi đến để đi đào huyệt cho ông cụ cố họ Vũ mới chết đêm qua. Không phải lão Quềnh ngại không ai mời mà đến, không mời thì lão cũng đến! Lão vẫn khoe là đã từng ở với ông Phúc con cả cụ Cố, trưởng chi họ Vũ Đình bây giờ cùng một đội du kích từ thời Tây kia (kỳ thực ngày ấy du kích tuyển anh thanh niên Quềnh vào để thêm một tay đào hầm.

Vì Quềnh đào khoẻ như một con tê tê dũi đất). Cho nên bố ông Phúc chết thì lão phải đến chứ. Nhưng thư thư đã. Chứ bây giờ đanh đói run cả gối mà ra đòi đào huyệt thì có khi đến ngã ngay xuống đấy! Lão Quềnh vục dậy đi ra sau vườn, nơi còn mấy dây khoai lang bò nguều ngoài, lão hái tuốt tuột từ gốc đến ngọn. Ít quá, lão nhổ cả rễ, vặt những củ bằng ngón tay, rửa qua quít, rồi cho vào chiếc xoong cụt tai đun lên.

Một nồi canh nhộn nhạo vừa củ vừa lá, rắc thêm tý muối trắng. Lão húp sịt soạt, nuốt chửng, như voi uống thuốc gió ăn giở miệng, con tì con vị được đánh thức, cái đói càng tăng thêm, bụng càng thèm cơm đến cồn cào. Ấy thế mà có người ăn không hết của lại lăn ra chết. Được sướng mà phải chết thì cũng là khổ! Vừa mới hồi trong năm, lúc gặt hái xong, cả chi họ Vũ Đình làm lễ thượng thọ mừng cụ Cố tròn 90 tuổi thật là thịnh soạn.

Ông Phúc đứng chân chủ họ cho mời hết lượt các chủ hộ xóm Giếng Chùa. Ai đến cũng được ăn xôi đậu xanh và chuối trứng cuốc. Lão Quềnh cũng đến. Người thì đến vì được ăn. Người thì đến vì tò mò. Bởi cụ Cố đã nhất quyết từ mặt ông Phúc có đến hơn 30 năm nay rồi. Lâu nay cụ Cố ở với Quý là em ông Phúc, mặc dù vợ chồng Quý làm ăn chỉ giật gấu vá vai chứ không được dư dật như ông Phúc.

Nhưng thiếu vay đâu thì vay, chứ cụ Cố nhất quyết không cho vợ chồng Quý vác rá đến ông anh giàu có. Tết nhất giỗ chạp cũng mặc. Ông Phúc làm nhà ngói năm gian, đốt pháo đùng đùng hôm đặt cây nóc, cụ Cố cũng bỏ ngoài tai! Mấy đứa con ông Quý về khoe là bác Phúc mới mua xe eúp và máy nghe nhạc, vặn mở suốt ngày ầm ầm như có đám cưới, thế là cụ Cố la toang lên, rằng là chúng mày có để cho ông yên không!

Hơn ba mươi năm mối hận của Cụ như vẫn chưa nguôi. Đại – Sang – Phú – Quý – Lộc – Tài, tên bố con cụ Cố như vậy, nhưng cụ bảo lại hóa ra là đại vô phúc! Bố con cụ đã làm trò cười cho thiên hạ! Ấy là hồi cải cách ruộng đất, cụ bị quy là địa chủ. Lúc ấy thanh niên Phúc đang làm bí thư đoàn thanh niên toàn xã, vì Phúc đã được kết nạp Đảng từ mấy năm trước, khi còn ở du kích. Để tỏ rõ mình không bị giai cấp địa chủ nhuộm đen, mình đã ly khai nguồn gốc xuất thân, không dính dáng gì tới kẻ bóc lột, vợ chồng Phúc ra ở riêng. Suốt ngày Phúc bám đội trưởng cải cách. Đội trưởng tên là Cường. Nhưng không được gọi là Đội Cường. Hôm đầu có người gọi thế đã bị triệu lên xã để giáo dục quan điểm lập trường, rằng là chỉ có thời phong kiến đế quốc mới có Cai có Đội, chứ ở đây gọi như vậy là bôi nhọ thanh danh người chiến sĩ cách mạng! Phải gọi là đồng chí Hùng Cường. Đồng chí Đội trưởng Hùng Cường. Rồi người ta rỉ tai nhau rằng đồng chí Hùng Cường không thích xung quanh gọi mình là Đội Cường, bởi vì rằng chính ông cụ bà cụ có diễm phúc sinh ra đồng chí Hùng Cường là người ở xã bên kia sông chứ đâu xa. Hai ông bà từ dưới xuôi tản cư lên dạo có nạn đói năm Dậu. Nghe nói quê của ông bà ở vùng toàn đội đầu. Từ thúng thóc, gánh lúa, đến việc thổ mộc là đào đất từ dưới ao lên, không gánh không vác mà cứ đưa cả lên đầu trông khiếp lắm, tưởng như gãy cổ đến nơi. Hai ông bà đi đội thuê đội mướn kiếm ăn. Vì thế bên xã ấy người ta quen gọi là ông Đội, bà Đội. Nghe nói đồng chí Hùng Cường ngày ấy gầy yếu lắm, nên bố mẹ cứ gọi nôm na là thằng Còm. Thế mới biết sông có khúc, người có lúc: Từ thằng Còm đã lớn bồng lên thành đồng chí Hùng Cường. Vẫn cao, vẫn gầy, da vẫn dính sát vào xương, nhưng giọng nói thì thật là người có quyền. Nhất thanh nhì sắc, cứ choang choang. Nói một câu là quan trọng một câu. Đã có người lân la hỏi chuyên gia cảnh, thì đồng chí Hùng Cường vắn tắt mình là thành phần cơ bản, bố mẹ đều giai cấp cốt cán, rồi đồng chí chấn chỉnh ngay là không nên quá nặng nề tư tưởng gia đình, mà phải nghỉ đến sự nghiệp cách mạng trên hết. Thế là cạch, không ai dám hỏi chuyện gia đình đồng chí Hùng Cường nữa.

Phúc cứ bám riết lấy đội trưởng Hùng Cường. Đến nỗi có mấy thanh niên hay thóc mách kháo nhau rằng đã bắt gặp đồng chí Hùng Cường đi sâu đi sát quần chúng, đến bắt rễ với cô Tý con bà Tẹo ở cuối xóm. Nhà chỉ có hai mẹ con, bà Tẹo lại vữa hỏng mắt lẫn hỏng tai, chỉ có cô Tẹo tuy xấu người, nhưng phốp pháp dễ dãi. Họ bảo thấy đồng chí Hùng Cường đến bắt rễ cốt cán để tìm hiểu tình hình của làng, đã ăn cơm thịt gà rồi ngủ luôn ở đấy đến sáng sớm hôm sau đi cổng ngách về trụ sở.

Trong lúc đồng chí Hùng Cường đang đỏ mặt lên lúng túng, thì Phúc đã gọi ngay mấy thanh niên ấy lên làm kiểm điểm vì đã ăn phải đũa của bọn bóc lột, tung tin nói xấu cán bộ đội. Họp chi bộ đồng chí Hùng Cường tuyên dương Phúc là đã có tinh thần kiên quyết dứt bỏ được giai cấp phi vô sản, tự nguyện phục vụ sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nông. Đêm nào Phúc cũng tổ chức thanh thiếu niên đi cổ động, đèn đuốc cứ rừng rực như đình liệu, hô Đả đảo bọn địa chủ cường hào ác bá đến khản đặc cả tiếng. Trống đánh đến bỏng dùi. Rồi đoàn cổ động hô vang Đả đảo tên địa chủ bóc lột Vũ Đình Đại! Kiên quyết đánh đố tên địa chủ Vũ Đình Đại ầm ầm nộ khí.

Sáng hôm sau Đội tổ chức cho dân làng đấu tố Vũ Đình Đại, tên địa chủ có 5 màu ruộng, 3 trâu cày, ngày mùa, ngày vụ dám thuê gần chục nhân công làm cho nhanh. Mặc dù tên Đại cũng hai bữa cơm đèn, làm quần quật như trâu nhưng đấy chính là âm mưu của nó ta không được mơ hồ lẫn lộn, vì nó làm đế ốp những người vô sản không có tư liệu sản xuất phải đi làm thuê làm mướn kiếm ăn, nhưng đã bị những tên cường hào như những cái vòi cua con bạch tuộc bóc lột đến tận xương tủy. Ta phải vạch trần tư tưởng đen tối của chúng ra. Đồng chí Hùng Cường đã phân tích sâu sắc cho mọi người hiểu như vậy.

Cuộc đấu tố được tổ chức ở ngay giữa sân nhà Vũ Đình Đại. Hai vợ chồng Đại cùng mấy người con, tức những người em của Phúc chưa vợ chưa chồng, vẫn ở với bố mẹ, tất cả được lùa ra giữa sân như một đám hành khất, ngồi bệt xuống giữa vòng trong vòng ngoài dân làng. Vợ Phúc cầm cái liềm nhảy choi choi trước mặt những kẻ bóc lột, cái mỏ liềm cứ mổ trước mặt Vũ Đình Đại, vừa mổ chị vừa kể tội bọn chúng đã bóc lột, đã đè nén mình ra sao. Chị kể dài dòng và hay trùng lặp quá đến nỗi đồng chí Hùng Cường phải nói chị tạm nghỉ cho bớt xúc động rồi sẽ đấu tiếp. Đến lượt mình, Phúc bước ra, mở đầu bằng câu hỏi:

– Địa chủ Đại, mày có biết tao là ai không?

Ông bố đã trả lời thế này:

– Dạ thưa tôi có biết ông, vì tôi đã trót đẻ ra ông!

Đồng chí Hùng Cường đang ngồi bàn chủ tọa phủ chiếc chăn hoa, liền đập bàn đánh rình, đứng dậy:

– Địa chủ Đại không được ăn nói xỏ xiên! Đây chính là bản chất ngoan cố của giai cấp bóc lột.
– Đả đảo tên địa chủ Vũ Đình Đại xỏ xiên! – Một thanh niên cốt cán liền hét lên, thế là tất cả ầm ầm như vỡ chợ:
– Đả đảo! Đả đảo!

Lời nói gió bay, nhưng lại có những lời như đóng dấu chính vào in não mọi người. Đến bây giờ những người đứng tuổi ở làng Giếng Chùa này vẫn nhớ như in những câu đối đáp của bố con ông Đại – Phúc trong buổi đấu tố ấy. Vì thế hôm giáp tết mới đây, khi vợ chồng con cái ông Phúc đón được cụ Cố về, rồi làm lễ thượng thợ mời cả làng đến dự thì ai mà không tò mò ai mà không muốn đến xem bố eon ông cháu nhà ấy đối đãi với nhau như thế nào. Một sự tái hợp hiếm có. Nhưng duyên do để có được bữa tốc hỉ ấy, thì không ai biết được, là một tối kia, khi thấy ông cụ đã yếu lắm, một ngày khỏe thì năm bảy ngày đau. Ông Phúc đến nhà em trai, và vẫn tư thế của người quyền biến, với cặp mắt ba góc nhìn cứ ngắm ngắm, ông bắt Quý xua hết vợ con xuống bếp, để trên nhà ba bố con, ba người đàn ông rường cột của chi họ Vũ Đình có cuộc đàm phán mang tầm cỡ chấm dứt chiến tranh!

– Năm nay ông đuối sức lắm rồi – ông Phúc bắt đầu vào chuyện – ông về bên con tĩnh dường cho tiện, chứ bên này chú thím nó vừa túng vừa neo người trông nom.
– Tao không đi đâu hết. Tao quen sống nghèo khổ rồi? Nghèo khổ còn yên ấm bằng vạn có tiền có của mà bị nhục!

Cụ Cố với nước da mồi xam đen, tóc lưa thưa, bạc và khô xác, đang nằm thở khò khử trên chiếc giường tre, loại giường cổ lỗ cách đây mấy chục năm, lại thêm chiếc màn xô màu cháo lòng, vá víu túm tó như vó tôm. Đã nhiều lần ông Phúc sai con mang bánh giò bánh dầy, mang sữa sang, cụ Cố cứ nằm trong chiếc màn ấy, như nằm trong chốn trú ngụ cuối cùng của cuộc đời, đầu kê lên chiếc gối mây đã ngả màu đen kít, miệng phóng ra những lời cay độc, đuổi như đuổi tà: Mang về! Mang về! Để cha mẹ con cái chúng mày ăn nhau cho béo rồi lấy sức mà đào mồ đào mả ông bà ông vải lên!

Lần này cụ Cố vẫn nằm đấy, mắt không nhìn người con trai đã đấu tố mình. Vừa nói, cụ vừa thở khó nhọc, nhưng cơn nộ khí trong lòng xem ra vẫn chưa một chút hạ hỏa! Ông Phúc cứ để mặc cho cụ via già nói thỏa thuê. Ông điềm nhiên kéo thuốc lào xoe xoè. Ông Quý thì càng ngồi im như thóc. Quý vốn là người chỉ biết bới đất lật cỏ làm ăn, còn nguyên vẹn là một nông dân thuần phác, dễ phục tùng. Việc gì Quý cũng lấy êm ấm làm đầu. Trong nhà Quý nhường nhịn ít lời hơn cả vợ con. Nên trong việc giữa bố và anh, Quý mặc? Thế nào cũng được.

– Bố chỉ bực bõ những chuyện vặt! Không nhìn xa được khỏi bờ rào! – Ông Phúc bắt đầu công bố quan diềm của mình – Thời bấy giờ nó nhiễu nhương, trắng đen lẫn lộn, cóc ngóe nhảy lên làm người! Muốn còn chỗ đứng thì phải biết lựa. Chân dù có nhún nhưng lòng vẫn khinh. Nhún với mấy thằng hách xằng để giữ cái lớn hơn, cái lâu dài. Bấy giờ không thế thì làm gì. Còn Đảng! Mà không có chân Đảng viên thì cái họ nhà này chúng nó cho ăn bùn! Chân trắng thì làm gì chen được cái chức chủ nhiệm hợp tác sáu bảy năm trời? Mấy đứa trong họ nhà này vào được Đảng là nhờ ai? Tôi không ngồi đấy thì có mục thất! Rồi gạch ngói nhà chú Quý này, nhà bá Sang kia, không ở đấy mà ra thì ở đâu? Cũng mang tiếng mua, nhưng người khác phải trả mười, thì mình chỉ bỏ ra một. Không có lời của chủ nhiệm, thì mấy thằng lò gạch lò ngói có khối nó chịu nhả cho đấy! Tôi vừa mất chân Đảng ủy, nghỉ chủ nhiệm, thế là đủ chuyện rắc rối rồi. Phe cánh nhà Trịnh Bá đang lăm le chiếm hết quyền hành cái xã này. Nó dám nói chi họ Vũ Đình quanh năm lục đục thì còn lãnh đạo ai!

Thế là cụ Cố bật ngay dậy như một cái lò xo:

– Nó nói thối mồm thế mà mày chịu nhịn à?

Vậy là xong! Ông Phúc đã đánh trúng huyệt! Câu chuyện lập tức xoay ngược sang hướng khác. Chân tay cụ Cố vẫn rung lên vì xúc động. Như một con chiến mã về già, dù không còn đủ sức để lao vào trận mạc, nhưng mùi thuốc súng vẫn đủ kích thích nó gầm thét! Mối hiềm khích giữa cụ Cố với cánh nhà họ Trịnh Bá kia có từ xa xưa. Không nhắc, quên đi thì thôi, chứ nếu chỉ khi khơi dậy thì ngọn lửa bùng ngay lên?

Hôn nhân, điền thổ vạn cố chi thừ. Tức hôn nhân và đất đai là hai thứ dễ gây cho người ta thù oán nhau lâu nhất. Thì giữa hai họ Vũ Đình và Trịnh Bá không thể ngồi chung chiếu với nhau là bởi tất cả những thứ đó! Ngày xưa có dân hai bên đã túm ngực áo nhau giữa sân chùa trong ngày việc làng! Đời cụ Cố là chuyện – đất, chuyện chức, cái chức lý trưởng dù nhỏ nhưng đấy là danh dự là chuyện được thua giữa hai dòng họ, là phần đầu gà má lợn, là chỗ ngồi chiếu nhất giữa đình làng. Đôi bên đã giành nhau kịch liệt. Đến đời ông Phúc lại là chuyện tình. Thật oái oăm, hai dòng họ này cớ vờn, cứ lửa miếng nhau không biết mệt!

– Ông về bên này không chỉ là chuyện nghĩ ngơi tĩnh dưỡng – Ông Phúc lại lên tiếng, cắt dứt dòng nghĩ ngợi lan man của cụ Cố – Mà về bên này còn để bịt mồm những đứa nói hỗn lại! Thằng Tùng, con Bá Sang, được chúng nó thí cho cái chân xã đội, thế là nhảy cỡn lên theo voi ăn bã mía. Nó còn nói láo hơn cả anh em chú cháu nhà Trịnh Bá. Dù thế nào cũng không thể để họ Vũ này bị nhục trước dân làng! Giọng ông Phúc đã như muốn gầm lên. Cụ Cố ngồi hẳn dậy chứ không còn nằm nữa. Ông Quý càng thuỗn người ra ngơ ngác. Thế là sau hơn ba mươi năm quay lưng, cụ Cố đã chịu quy phục hoàn toàn trước lý lẽ của người con trai mà cụ đã từng rủa không còn thiếu một lời nào! Và đây là lần thứ hai cụ lại chịu thua Phúc!

Ngay hôm sau dân Giếng Chùa trố mắt thấy bà con dâu đáo để, tức là vợ ông Phúc cùng con trai, con gái, có cả dâu lẫn rể, rùng rùng dắt nhau sang nhà ông Quý dể đón cụ em về bên này nghỉ ngơi tĩnh dưỡng! Tất cả vui vẻ cứ như đi rước một ông quan đại thần! Và ngay tuần ấy, ông Phúc làm lễ thượng thọ cho cụ Cố tròn 90. Một sự kiện của làng!

Vậy mà cụ Cố không gắng sống rốn thêm nữa để hưởng cho đã cái cảnh điền viên xum họp. Từ hôm cụ Cố về bên nhà ông Phúc đến nay đã được mấy nả. Thế mà mới ra tết cụ đã chết đi sống lại mấy dân. Tay đã bắt chuồn chuồn, miệng đã cấm khẩu, ông Phúc phải cạy miệng đổ đến mấy chén sâm cao – ly mới hồi. Trong làng người ta bỗng thêu chuyện lên rằng, vì làm lễ thượng thọ to quá, nên động tới Thiên đình, khiến ông Nam Tào sực nhớ ra xóm Giếng Chùa còn để sót người sống quá dai mà chưa gạch tên Lại có kẻ ác khẩu bảo ngay việc tổ chức rùm beng cũng là một cách giỗ sống rồi! Muốn cha mẹ thọ lâu không ai làm thế!

Những chuyện đàm tiếu áy đến tai ông Phúc hết. Ông văng tục miệng lẩm bầm: Lại chỉ miệng lưỡi nhà Trịnh Bá!

Danh sách các phần:
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Phần 10
Phần 11
Phần 12
Phần 13
Phần 14
Phần 15
Phần 16
Phần 17
Phần 18
Phần 19
Phần 20
Phần 21
Phần 22
Phần 23
Phần 24
Phần 25
Phần 26
Thông tin truyện
Tên truyện Mảnh đất lắm người nhiều ma
Tác giả Nguyễn Khắc Trường
Thể loại Truyện nonSEX
Phân loại Truyện xã hội
Tình trạng Truyện đã hoàn thành
Ngày cập nhật 10/10/2021 03:08 (GMT+7)

Mục lục truyện của Tác giả Nguyễn Khắc Trường

Liên kết: Truyện hentai - Truyện 18+ - Sex loạn luân - Sex Trung Quốc - Sex chị Hằng - Truyện ngôn tình - Truyện người lớn - TruyenDu.com - ảnh sex - phim sex nangcuctv - Facebook admin

Thể loại





Top 100 truyện sex hay nhất

Top 4: Cô giáo Mai
Top 5: Cu Dũng
Top 14: Số đỏ
Top 22: Thằng Đức
Top 25: Gái một con
Top 30: Thằng Tâm
Top 41: Cô giáo Thu
Top 43: Vụng trộm
Top 52: Xóm đụ
Top 66: Diễm
Top 72: Tội lỗi
Top 74: Dì Ba
Top 76: Tình già
Top 77: Tiểu Mai
Top 79: Bạn vợ
Top 85: Mợ Hiền
Top 90: Tuyết Hân